Đột phá để hội nhập sâu rộng
Nhập siêu năm 2015 ở mức 2% kim ngạch xuất khẩu | |
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gặp song phương với Bộ trưởng METI Nhật Bản |
Năm 2015 đã kết thúc với những thành tựu kinh tế quan trọng của đất nước, khi tăng trưởng kinh tế 6,68% - cao nhất trong 5 năm vừa qua, lạm phát 0,63% thấp nhất trong 15 năm qua, kinh tế vĩ mô ổn định. Có thể nói, năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch cả năm, trong đó ngành Công Thương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng cao; xuất khẩu tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng, cung cầu hàng hoá trong nước được đảm bảo, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Năm qua, sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,8% - cao hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ của các năm gần đây, tăng 2% so với kết hoạch (7,8%). Đối với hoạt động thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) năm 2015 đạt khoảng 162,4 tỉ USD, tăng khoảng 8,1% so với năm 2014, tương đương 12,2 tỉ USD. Hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 đã vượt qua khó khăn và đạt được kết quả khả quan, tăng 8,1%. Đây là tỉ lệ tăng trưởng khá cao trong tương quan so sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhập siêu năm 2015 được kiểm soát tốt, cả nước năm 2015, nhập siêu khoảng 3,17 tỉ USD - tương đương 2% của kim ngạch xuất khẩu.
Để góp phần tăng trưởng GDP của cả nước trong năm 2016, đặc biệt để chuẩn bị tiềm lực cho hàng loạt sự kiện kinh tế như ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hoàn tất đàm phánHiệp định xuyên đối tác Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã hình thành…ngành Công Thương phấn đấu đạt những mục tiêu, trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10% so với năm 2015. Xuất khẩu năm 2016 đạt khoảng 178 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2015. Tỉ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức dưới 5%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước tăng khoảng 11,5-12%.
Năm 2016 và những năm tới, ngành Công Thương tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có cơ chế chính sách luật pháp; chiến lược, quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Trong 5 năm tới, để đáp ứng các yêu cầu cao hơn về phát triển kinh tế xã hội ngành Công Thương tiếp tục mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất nhất là với lĩnh vực then chốt như năng lượng điện, dầu khí, phân bón, hóa chất.
Năm 2015 hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam vượt qua khó khăn |
Bên cạnh đó, cần tìm kiếm các thị trường, coi đây là một giải pháp quan trọng bởi có thị trường mới tạo tiền đề tăng trưởng sản xuất. Chúng ta cần có những chính sách về xuất khẩu, nhưng cũng cần coi trọng thị trường trong nước với hơn 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam; các biện pháp bảo hộ hợp lý hoạt động sản xuất trong nước để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Chúng tôi sẽ tìm các biện pháp để trong những năm tới đây tiếp tục tái cơ cấu ngành Công Thương. Sau chỉ đạo của Thủ tướng, đến nay, hơn 40 tỉnh trên cả nước có kế hoạch tái cơ cấu của địa phương mình; nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng có kế hoạch tái cơ cấu phù hợp với ngành mình, phù hợp với quy hoạch tái cơ cấu chung của ngành Công Thương.
Tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính để tạo điều kiện chúng ta thu hẹp khoảng cách trong trình độ phát triển giữa Việt Nam với các nước ASEAN và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đặc biệt, công tác thông tin về hội nhập được xác định là nhiệm vụ hàng đầu mà ngành Công Thương đã triển khai, thời gian tới phải triển khai tốt hơn để những thông tin về hội nhập kinh tế đến được với người dân, doanh nghiệp, qua đó khai thác triệt để những ưu đãi và hạn chế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế với phạm vi và mức độ ngày càng sâu rộng và đa dạng sẽ hỗ trợ tích cực cho tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam có được các lợi thế ở cả trong nước và ngoài nước để thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình này cũng không hề đơn giản. Nội dung các FTA thế hệ mới không chỉ yêu cầu mức độ cam kết sâu hơn với những nội dung truyền thống như hàng hóa và dịch vụ mà còn yêu cầu cam kết cả những nội dung phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước…Bên cạnh đó, việc cùng lúc mở cửa cho nhiều đối tác chắc chắn sẽ gây sức ép về cạnh tranh cũng như sức ép về cải cách hệ thống pháp luật và thực thi cam kết.
Trước những cơ hội và thách thức đó, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2016 và thời gian tới đây cho ngành Công Thương là rất nặng nề. Chúng ta cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để thành công trong hội nhập kinh tế; thống nhất giữa các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế với định hướng chính sách phát triển, quy hoạch ngành, vùng; cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật theo hướng đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo minh bạch và thuận lợi hóa môi trường kinh doanh. Lợi ích của hội nhập khi được hiện thực hóa nếu chúng ta có được chính sách phù hợp, môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp trong nước phát triển và duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhân dịp năm mới, thay mặt CBVC ngành Công Thương Việt Nam, tôi xin cảm ơn các cơ quan, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hỗ trợ, sát cánh cùng chúng tôi thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2015. Chúc các đồng chí lãnh đạo mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công để chúng ta bước vào năm 2016 với khí thế mới, góp phần vào thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Vũ Quế (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12