Dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt
Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ ở Yên Bái | |
Khẩn trương tìm người mất tích, khắc phục hậu quả lũ lụt tại Yên Bái |
Người dân không đơn độc
Được biết, ngay từ khi nước trên địa bàn các huyện dâng cao, lãnh đạo thành phố đã thu xếp mọi cuộc họp, dừng các việc chưa thực sự cần thiết để trực tiếp xuống hiện trường thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống ngập lụt tại địa phương. Trước sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của lãnh đạo thành phố, các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ, Quốc Oai đã nâng cao tinh thần, tuyệt đối không chủ quan trong công tác phòng chống thiên tai.
Trong những ngày ngập, sát cánh bên người dân vùng lụt là hình ảnh những chiến sỹ công an, lực lượng quân đội, chính quyền địa phương và tấm lòng của triệu người dân Thủ đô. Ngay sau khi nước lũ tràn về, các lực lượng chức năng đã không quản ngại khó khăn, vất vả, cùng bà con di chuyển gia súc, gia cầm, các vật dụng có giá trị, hỗ trợ kịp thời các nhu yếu phẩm thiết yếu không để người dân nào bị đói, khát.
Những nhu yếu phẩm thiết yếu vẫn đang được chuyển đến tay bà con vùng ngập. (Ảnh Hoa Nguyễn) |
Cụ thể, để khắc phục hậu quả mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Chương Mỹ đã trích ngân sách, tiếp nhận hàng hóa của các cơ quan đơn vị trong và ngoài huyện trao tặng, tổ chức nhiều đoàn ứng trực 24/24, xuống từng hộ dân động viên, trao quà là các nhu yếu phẩm sinh hoạt cần thiết cho người dân. Bên cạnh đó, huyện đã triển khai tốt công tác chăm lo, đảm bảo ổn định đời sống cho bà con; nước rút đến đâu thực hiện tổng vệ sinh môi trường đến đó để phòng chống dịch bệnh sau lũ.
Chứng kiến những hình ảnh nhường cơm, sẻ áo lúc khó khăn, họa nạn ấy, chúng tôi cảm thấy xúc động vô cùng. Dường như, trong những ngày này, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” hiện hữu rõ hơn bao giờ, hơi ấm tình người, tình quân, dân lan tỏa, xóa nhòa những nhọc nhằn, đau thương.
Bà Đinh Thị Thịnh (thôn Hạnh Bồ, xã Nam Phương Tiến) chia sẻ với niềm hy vọng: “Chúng tôi ở đây ngập nhiều quen rồi, nhà ai cũng có thuyền, có thúng, trẻ con cũng được bố mẹ dạy học bơi từ bé. Mặc dù lũ về có thiệt hại nhưng nhờ có sự chia sẻ của chính quyền, của nhà hảo tâm, chúng tôi sẽ gượng dậy, vượt qua những khó khăn đó, mọi người cùng động viên nhau, rồi lũ sẽ qua thôi, cuộc sống mới của chúng tôi rồi cũng sẽ tốt đẹp hơn thôi”.
Cùng chung niềm vui khi nhận những sự quan tâm của các đơn vị, bà Nguyễn Thị Nhi (xã Hoàng Văn Thụ) cho biết: “Những ngày qua, cuộc sống của chúng tôi quá khổ, không điện, không nước, tài sản mất mát nhưng nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các nhà hảo tâm, chúng tôi không cảm thấy đơn độc. Ngay từ khi nước lũ dâng cao, chúng tôi đã được các chú công an, bộ đội cùng chính quyền địa phương giúp bà con di chuyển gia súc, gia cầm, chuyển người dân đến nơi cao rồi cùng chúng tôi vệ sinh môi trường,… Nhờ đó, chúng tôi thêm phần an tâm hơn trong khi bão lũ”.
Phấn đấu đưa trẻ đến trường đúng kế hoạch
Trao đổi về tình hình nước ngập trên địa bàn, ông Đỗ Đình Trung – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Nam Phương Tiến cho hay: “Hiện tại xã còn khoảng 400 hộ dân bị ngập trong nước, khoảng 200 hộ chưa được cấp điện, chúng tôi vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục triển khai cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu đến cho các hộ dân bị ngập, thông báo phổ biến cho người dân thực hiện nước rút tới đâu, vệ sinh tới đó.
Được tư vấn, tuyên truyền kịp thời mà đa số người dân ở vùng bị ngập úng đã nắm được các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, mấy ngày gần đây, nước đã bắt đầu rút, chúng tôi vận động hội phụ nữ, hội thanh niên, bà con ở những thôn không ngập sang vệ sinh môi trường hỗ trợ cho thôn ngập. Đối với vệ sinh trên diện rộng, trong vài ngày tới nước rút hết chúng tôi sẽ đề xuất các đơn vị quân đội, công an, tổ chức,... ở các địa phương về giúp đỡ”.
Cũng chịu ảnh hưởng từ mưa ngập, ba ngôi trường học trên địa bàn xã Nam Phương Tiến gồm: Trường mầm non Nam Phương Tiến A, Tiểu học Nam Phương Tiến A, Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A bị nhấn chìm trong nước khiến công tác học tập của trường gặp nhiều khó khăn.
Chia sẻ về công tác giáo dục trong thời gian tới, ông Nguyễn Tuấn Dũng (Hiệu trưởng Trường THCS Nam Phương Tiến A) cho hay: “Trước khi nước dâng cao chúng tôi đã bố trí, chuyển bàn ghế, đồ dùng của trường lên nơi cao hơn tuy nhiên mưa, ngập nhiều ngày làm mái tôn khu hiệu bộ bị nước dột, 30m2 tường bao của trường bị đổ, một số phòng học, nước dột làm bục mặt bàn,... nước trong trường vẫn ngập hơn một mét nên chúng tôi chưa thống kê được đầy đủ những thiệt hại. Do vậy, tình hình tựu trường của các em học sinh đã được lùi lại chờ đến khi nước rút. Hiện tại công tác chuẩn bị lớp học của các trường bị ngập chủ yếu phụ thuộc vào con nước, nước rút nhanh thì học sớm, rút muộn thì học muộn. Tuy nhiên, để linh hoạt, chủ động trong kế hoạch giảng dạy, cứ nước rút đến đâu nhà trường sẽ vệ sinh đến đấy. Trong hai ngày vừa qua, trong các phòng học, khi nước đã bắt đầu rút, chúng tôi đã huy động các thầy cô trong trường tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp các phòng nhằm chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới của các em”. |
Các bậc phụ huynh nơi đây lo lắng nếu nước ngập quá lâu, năm học mới của con em sẽ bị gián đoạn. Anh Nguyễn Tuệ Minh (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) chia sẻ: “Năm nay, con trai đầu của tôi vào lớp một, tháng trước vợ chồng tôi đưa cháu đi mua đồ dùng học tập, cháu hào hứng lắm. Ngày nào cháu cũng mang sách mới ra xem, rồi hỏi “khi nào con được đi học lớp 1?" Nếu nước tiếp tục không rút thì cuộc sống của chúng tôi sẽ rất khó khăn, không những bệnh tật mà còn là câu chuyện kinh tế. Gần nửa tháng nay vì nước ngập, tôi không thể đi làm được”.
Chia sẻ về công tác giáo dục trong thời gian tới, ông Nguyễn Tuấn Dũng (Hiệu trưởng Trường THCS Nam Phương Tiến A) cho hay: “Trước khi nước dâng cao chúng tôi đã bố trí, chuyển bàn ghế, đồ dùng của trường lên nơi cao hơn tuy nhiên mưa, ngập nhiều ngày làm mái tôn khu hiệu bộ bị nước dột, 30m2 tường bao của trường bị đổ, một số phòng học, nước dột làm bục mặt bàn,... nước trong trường vẫn ngập hơn một mét nên chúng tôi chưa thống kê được đầy đủ những thiệt hại.
Do vậy, tình hình tựu trường của các em học sinh đã được lùi lại chờ đến khi nước rút. Hiện tại công tác chuẩn bị lớp học của các trường bị ngập chủ yếu phụ thuộc vào con nước, nước rút nhanh thì học sớm, rút muộn thì học muộn. Tuy nhiên, để linh hoạt, chủ động trong kế hoạch giảng dạy, cứ nước rút đến đâu nhà trường sẽ vệ sinh đến đấy. Trong hai ngày vừa qua, trong các phòng học, khi nước đã bắt đầu rút, chúng tôi đã huy động các thầy cô trong trường tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp các phòng nhằm chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới của các em”.
Nõi rõ hơn về công tác dạy và học ở địa phương trong thời gian tới, ông Đỗ Đình Trung (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Nam Phương Tiến) chia sẻ: “Chúng tôi gặp khó khăn trong công tác học tập của các cháu. Lãnh đạo địa phương đang có kế hoạch sẽ có ý kiến đề xuất với Ủy ban Nhân dân huyện, phòng giáo dục huyện, đặt trường hợp đến thời điểm năm học nước không rút thì sẽ đề xuất phương án tập trung, bố trí ca nô, xuồng,... đưa các cháu lên điểm học tại xã Tân Tiến để học nhờ, tạo điều kiện để cho các cháu có điều kiện theo học từ đầu năm để đảm bảo chương trình học.
Tuy nhiên phương án này cũng khó khăn bởi trường lớp trên điểm trường xã Tân Tiến cũng có hạn. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng, xáo trộn đến việc học của các cháu”.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52