Đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ còn khó khăn
Cần lấp khoảng trống trong đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân |
Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã báo cáo, thảo luận trao đổi về 4 vấn đề: Thực trạng công tác xây đựng dời sống văn hóa cơ sở trong CNVCLĐ Thủ đô; kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 3a của Tổng LĐLĐ VN về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trong khu công nghiệp chế xuất; đóng góp vào dự thảo đề án và chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ các khu công nghiệp chế xuất và những kiến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành.
Theo LĐLĐ thành phố, Hà Nội hiện có trên 1,2 triệu CNVCLĐ, có 6.849 CĐCS với 484.836 đoàn viên. Đã có 8/9 khu công nghiệp đi vào hoạt động với 393 doanh nghiệp, trong đó 284/393 doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn với 101.000 đoàn viên. Trong 9 khu công nghiệp chỉ có 2 khu công nghiệp có nhà ở cho CN thuê (22%) (KCN Bắc Thăng Long và Phú Mỹ) và số công nhân được thuê nhà cũng rất thấp, chủ yếu thuê nhà dân. Cũng chỉ có 2 khu công nghiệp có sân bóng đá dành cho CNLĐ (KCN Thăng Long, Nội Bài); 2 khu công nghiệp có điểm sinh hoạt văn hóa công nhân (Thăng Long, Phú Mỹ ). Đặc biệt, chưa có khu công nghiệp nào có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trạm y tế, nhà văn hóa cho CNLĐ và con em CNLĐ. Có thể nói hiện đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ ở các khu công nghiệp còn rất nhiều khó khăn.
Cũng theo LĐLĐ thành phố, những năm qua, đặc biệt năm 2014, các cấp công đoàn Thủ đô đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong CNVCLĐ ở các doanh nghiệp nói chung, các khu công nghiệp chế xuất nói riêng. Qua đó huy động được sự quan tâm của các cấp, các ngành vào việc ổn định tư tưởng, đảm bảo trật tự ATXH, từng bước cải thiện đời sống văn hóa của CNLĐ ở cơ sở.
Khánh thành điểm sinh hoạt văn hóa CN tại CTy CP Tràng An |
Các cấp CĐ đã tổ chức các hình thức tuyên truyền, tư vấn pháp luật như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn; tuyên truyền về biển Đông; giáo dục truyền thống với hội thi tìm hiểu 85 năm Công đoàn Việt Nam-60 năm Thủ đô xây dựng và phát triển, lễ dâng hương cầu siêu tưởng niệm tri ân anh hùng liệt sĩ; tổ chức tọa đàm về nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp, nâng cao chất lượng các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, các cuộc đối thoại với công nhân ở các cấp, định kỳ giao ban nắm bắt dư luận xã hội trong CNVCLĐ…
Các cấp công đoàn đã tổ chức hàng ngàn cuộc liên hoan văn nghệ, thi đấu thể thao thu hút hàng chục ngàn lượt CNVCLĐ, thành lập và duy trì hoạt động 24 điểm sinh hoạt VHCN trong các doanh nghiệp và khu công nghiệp chế xuất, 66 tổ tự quản trong các khu nhà trọ công nhân, tổ chức gần 100 cuộc chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, hát cho công nhân nghe-nghe CN hát tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu nhà ở, nhà trọ công nhân; tổ chức hàng chục ngàn cuộc tham quan du lịch, các hoạt động văn hóa; phát hành 4.500 tờ /số báo Lao động Thủ đô miễn phí vào các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; duy trì 39 loại hình câu lạc bộ, đào tạo hạt nhân văn hóa cơ sở; duy trì hoạt động 40 cụm văn hóa thể thao; tổ chức đưa hàng chục nghìn công nhân về quê đón tết miễn phí; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa..
Đặc biệt, LĐLĐ Thành phố đã tham mưu đề xuất với UBND thành phố và các sở, ngành, đã khởi công xây dựng nhà trẻ (công suất phục vụ 300 cháu) ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, phê duyệt dự án đầu tư 01 nhà văn hóa công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long trị giá 25 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2016; thành phố đang tiếp tục qui hoạch lập dự án xây dựng thêm 02 nhà trẻ mẫu giáo, 1 trường tiểu học tại các khu công nghiệp từ năm 2016-2020.
Trước thực tế còn nhiều khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần của CNLĐ, tại cuộc làm việc, các đại biểu mong muốn các cấp, các ngành sớm hoàn chỉnh qui hoạch các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống CNLĐ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất theo Quyết định 1780 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ thêm 1 phần kinh phí hàng năm cho LĐLĐ Thành phố để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ ở cơ sở.
Ngô Văn Minh
Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ TP HN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50