Đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại: Chỉ còn cách nâng cao chất lượng

Sau cá tra và tôm xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ bị áp thuế chống bán phá giá, thì mới đây pin năng lượng mặt trời lại đứng trước nguy cơ phòng vệ thương mại (PVTM) từ Hoa Kỳ. Trước đó, một số quốc gia cũng làm vậy với không ít sản phẩm của Việt Nam. Vấn đề đặt ra chúng ta phải giải bài toán này ra sao?
doi mat voi cac bien phap phong ve thuong mai chi con cach nang cao chat luong Chỉ 20% doanh nghiệp trong nước biết về Luật Cạnh tranh

Các nước gia tăng phòng vệ thương mại

Theo Bộ Công Thương, việc Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã biểu quyết về vấn đề thiệt hại trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu. Theo đó, cả 4 ủy viên của ban này đã bỏ phiếu biểu quyết và đều cho rằng ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ chịu thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra.

doi mat voi cac bien phap phong ve thuong mai chi con cach nang cao chat luong
Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp tốt nhất đối phó với các biện pháp PVTM. Ảnh Đỗ Đạt

Do đó, USITC đã quyết định sẽ tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ bằng phiên điều trần công khai. Dẫu chưa biết phiên điều trần sẽ mang đến kết quả như thế nào, song theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), rất có khả năng sau khi phiên điều trần diễn ra, sản phẩm pin năng lượng mặt trời của Việt Nam sẽ bị phía Hoa Kỳ sử dụng biện pháp tự vệ. Điều quan trọng mức áp thuế và thời gian áp dụng biện pháp phòng vệ bao lâu.

Không riêng gì Hoa Kỳ, theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại, thiệt hại rõ nhất từ các rào cản PVTM đối với sản phẩm của Việt Nam là từ thị trường Indonesia với sản phẩm thép. Mặt hàng này mới được phía Indonesia gỡ bỏ sau 4 năm áp dụng biện pháp PVTM. Tuy nhiên, việc bị Indonesia áp biện pháp PVTM với thép, khiến cho DN Việt bị thiệt hại quá lớn. Cụ thể, trước đây giá trị xuất khẩu thép sang Indonesia lên tới 200 triệu USD, giờ đây lượng xuất khẩu chỉ đạt 20 triệu USD. Ông Nam cũng thông báo, Cục Phòng vệ thương mại đã báo cáo và lên kế hoạch để kiện phía Indonesia, đòi bồi thường thiệt hại khoảng 145 triệu USD.

Nâng cao chất lượng là yếu tố sống còn

Trong bối cảnh các nước trên thế giới ngày càng gia tăng các biện pháp PVTM đối với sản phẩm từ Việt Nam thì một thực trạng mới, đang khiến các doanh nghiệp Việt cũng như người tiêu dùng Việt lo lắng đó là, tình hình nhập siêu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ…ngày một tăng. Đặc biệt, rất nhiều mặt hàng tiêu dùng, nông sản Việt Nam có thế mạnh và sản xuất được trong nước cũng bị các sản phẩm từ các nước trên cạnh tranh gay gắt.

Cụ thể, trong năm 2015 – 2016, có thời điểm thịt gà nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam có giá bán chưa tới 20.000 đồng/1kg, trong khi đó giá bán sản phẩm thịt gà trong nước lại cao hơn từ 30 – 50% so với thịt gà nhập từ Mỹ. Thời điểm này, nhiều DN chăn nuôi trong nước đã lên tiếng về việc Bộ NN&PTNT, cũng như Bộ Công Thương cần lập rào cản thương mại bảo vệ thịt gà trong nước. Tuy nhiên, sự việc sau đó đã trở lại bình thường.

Gần đây nhất, theo số liệu từ Bộ Công Thương, chỉ 8 tháng đầu năm 2017 kim ngạch nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Thái Lan đã tăng nhanh chóng, khiến Bộ Công Thương phải tổ chức họp gấp tìm phương án giải quyết. Trước sự ồ ạt tấn công thị trường Việt Nam từ nông sản Thái Lan, nhiều DN sản xuất và xuất khẩu nông sản trong nước đã lên tiếng và yêu cầu lập rào cản thương mai. Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc nhập siêu trong quá trình hội nhập là vấn đề bình thường. Nhưng, nếu sản phẩm nhập siêu ảnh hướng lớn đến sản phẩm trong nước, thì việc xử lý và áp dụng hàng rào kỹ thuật là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải xem xét từ chính năng lực sản xuất, cũng như năng lực cạnh tranh của các DN trong nước, trước khi lập các rào cản thương mại.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, hàng rào kỹ thuật không phải là biện pháp để hạn chế hàng nhập khẩu từ Thái Lan, hay bất kỳ từ thị trường nào khác. Mà hàng rào kỹ thuật là để bắt buộc chúng ta nâng cao chất lượng hàng nội địa. Hàng rào kỹ thuật phải gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, chứ không phải dùng để quản lý sản phẩm. Về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để bảo vệ chính mình không có cách gì khác chính là việc nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm Việt. Và không ở đâu xa, câu chuyện mới đây khi Úc chính thức gỡ bỏ hàng rào PVTM và không áp thuế chống phá giá với 2 sản phẩm là nhôm ép và thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Đề cập đến câu chuyện nhôm ép và thép mạ xuất khẩu vào Úc, luật sư Đinh Ánh Tuyết (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trước các rào cản PVTM từ các nước nhập khẩu, trước hết các DN sản xuất trong nước cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, chuỗi liên kết…sau đó, khi bị lập các rào cản thương mại thì các DN cần xem xét kỹ lưỡng các cáo buộc của nguyên đơn về các chương trình trợ cấp; từ đó có sự phối hợp chặt giữa các bộ, ngành, hiệp hội trong cung cấp thông tin và giải trình các chương trình bị cáo buộc cho cơ quan điều tra.

Cũng theo luật sư Tuyết, từ câu chuyện nhôm ép và thép mạ nhập khẩu vào Úc thấy rằng, khi các DN Việt làm ăn “tử tế” thì việc nước nhập khẩu lập rào cản thương mại, hay bất kỳ một biện pháp phòng vệ nào khác cũng không thể làm khó sản phẩm của chúng ta. Và ngược lại, khi sản phẩm trong nước bị sản phẩm nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, chúng ta cũng có quyền lập các rào cản thương mại nhưng với điều kiện, phải chứng minh được số liệu, quy trình chất lượng, thiệt hại…khi đó, các biện pháp PVTM mới thực sự đạt hiệu quả.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động