Doanh nghiệp và người lao động đều hưởng lợi
Tạo sức bật mới cho doanh nghiệp và người lao động | |
Doanh nghiệp và người lao động cùng hưởng lợi | |
Doanh nghiệp và người lao động cùng hưởng lợi |
Bà Paula Albertson - Giám đốc Better Work Việt Nam và ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm mô hình Better Work tại Công ty TNHH Viet Pan Pacific World (ảnh Công ty Cung cấp) |
Được khởi động tại Việt Nam vào năm 2009, Better Work - chương trình hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) nhằm cung cấp gói hỗ trợ cho các nhà máy tham gia bao gồm hoạt động đánh giá, tư vấn, và đào tạo - hiện có mặt tại gần 400 nhà máy may ở khu vực miền Bắc và miền Nam, với 600.000 người lao động, tương đương với 1/4 lực lượng lao động ngành dệt may.
Đại diện ILO tại Việt Nam cho biết: Các nhà máy tham gia Better Work đã cho thấy mức độ gia tăng đáng kể trong việc tuân thủ pháp luật lao động quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế, dẫn tới cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Phần lớn các nhà máy trong chương trình trả lương cho người lao động bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu. Tỷ lệ vi phạm liên quan đến thời giờ làm thêm cũng giảm từ 90% trong năm 2009 xuống chỉ còn 67% năm 2018.
Bên cạnh đó, tỷ lệ không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến cơ sở vật chất, như tiêu chuẩn về nhà ăn, nhà vệ sinh, cung cấp nước uống sạch, cũng giảm mạnh, từ con số 100% các nhà máy vi phạm cách đây 10 năm xuống còn chỉ 33% các nhà máy trong năm 2018. Better Work Việt Nam cũng đã giúp tăng cường đối thoại xã hội thông qua việc thành lập các Ban Tư vấn Cải tiến doanh nghiệp (PICC) có sự tham gia của cả người lao động, Công đoàn, và lãnh đạo doanh nghiệp. Vào năm 2012, sáng kiến này trở thành hạt giống để cơ chế đối thoại thường xuyên giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định trong Bộ Luật Lao động.
Bà Paula Albertson - Giám đốc Chương trình Better Work Việt Nam cho biết: Cải thiện điều kiện lao động luôn song hành với tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Better Work Việt Nam đã cho thấy những kết quả thực chất tại nhà máy, chứng minh rằng cả người lao động và người sử dụng lao động đều được hưởng lợi khi tiêu chuẩn lao động tăng lên. Trung bình, một nhà máy tham gia chương trình ghi nhận mức tăng lợi nhuận 25% sau 4 năm. Đặc biệt, các nhà máy có đầu tư vào đào tạo kỹ năng giám sát cho nữ chuyền trưởng đã tăng được năng suất thêm 22%.
“Đáng kể nhất phải nói đến lợi ích Better Work mang lại cho người lao động. Thông qua các đợt đánh giá và tư vấn của Better Work, người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi mà trước đó doanh nghiệp chưa thực hiện đủ”, Giám đốc Chương trình Better Work Việt Nam nhấn mạnh.
Thừa nhận những lợi ích chương trình mang lại, ông Kim Juhong - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Viet Pan Pacific World (tỉnh Bắc Giang) cho hay: Điểm nổi bật là uy tín doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, số lượng công nhân, sản lượng, doanh thu tăng. Cụ thể, nếu như năm 2018, số công nhân là 4.540, đến năm 2019 đã tăng lên 4.821. Sản lượng sản phẩm năm 2018 là 5.273.307 đến nay đã tăng lên 6.032.747 sản phẩm. Tương ứng với đó, doanh thu tăng từ 25.485.620 đô la năm 2018 lên 28.133.919 đô la năm 2019.
“Cùng với các chương trình và dự án khác của ILO, Better Work giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng suất và quan hệ lao động, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trở thành một trung tâm của các chuỗi cung ứng toàn cầu,” TS Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam, nhận định.
Theo ông Chang-Hee Lee, cải thiện hệ thống quản lý nơi làm việc chính là động lực quan trọng để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Giám đốc ILO Việt Nam cũng cho biết, bước vào thập kỷ hoạt động thứ hai, Better Work Việt Nam cần tiếp tục vận hành và đem lại những tác động bền vững hơn để giúp tạo thêm nhiều việc làm tốt hơn trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này.
Chương trình Better Work tại Việt Nam hiện được tài trợ bởi Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, Bộ Ngoại giao Hà Lan, Bộ Ngoại giao Đan Mạch, và Liên minh Châu Âu. Ngày 12/12, tại TP Hồ Chí Minh, các đối tác ba bên của chương trình, gồm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã cùng gặp mặt để kỷ niệm 10 năm hoạt động của chương trình tại Better Work Việt Nam. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33