Doanh nghiệp lại kiến nghị sửa Bộ Luật Lao động
Khi luật và chế tài còn vướng | |
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Tư vấn pháp luật cho cán bộ CĐCS |
Vẫn chuyện lương tối thiểu
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: Qua phản ánh của các DN trong ngành, hiện nhiều vấn đề trong Bộ Luật Lao động rất khó triển khai, cụ thể như vấn đề lương tối thiểu. Lương tối thiểu có đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, trong khi nhu cầu này luôn biến động.
Doanh nghiệp kiến nghị về chế độ tiền lương và làm thêm giờ. |
Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên - đặt câu hỏi: Quy định Lương tối thiểu đảm bảo sống tối thiểu là như thế nào? Liệu lương tối thiểu có đảm bảo người đi làm trong doanh nghiệp nuôi được 1 con hay 2 con không?.
Và ông Dương đưa ra ví dụ, với một lao động mới tốt nghiệp đại học, mức lương áp dụng là 2,34, tính ra chưa được 3 triệu đồng/tháng, trong khi đó lao động không có trình độ khi vào DN đã áp dụng mức lương tối thiểu vùng là hơn 3,5 triệu đồng/tháng.
“Dự kiến, đầu năm 2017, Bộ LĐTB-XH sẽ soạn thảo và điều chỉnh một số điều của Bộ Luật Lao động trên cơ sở được Chính phủ giao nhiệm vụ để có thể trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào cuối năm 2017. Và một trong những mục tiêu chính của đợt sửa đổi Luật sắp tới là phải đáp ứng được những đòi hỏi theo những quy định của TPP” Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết. |
Vì vậy, ông Dương cho rằng cách tính này chưa hợp lý và cần xem xét đến điều kiện của nền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở nên cố gắng để hài hòa lợi ích của DN và người lao động.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dương, các cơ quan chức năng nên xem xét điều chỉnh khung làm thêm giờ theo hướng quy định thời gian làm thêm giờ theo tháng, vì việc này phụ thuộc rất nhiều vào đơn hàng của DN.
“Tôi cho rằng nên quy định 60 giờ/tháng vì hiện nay nếu làm đúng 8 giờ/ngày, người lao động chỉ đạt được thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này lấy đâu ra tiền nuôi con, thuê nhà...
Vì vậy, ai cũng muốn làm thêm 2 giờ nữa để có thêm thu nhập và người lao động sẵn sàng chấp nhận điều đó để mong có cuộc sống tốt hơn. Theo đó, cách tốt nhất bản thân Luật nên để cho hai bên tự thỏa thuận, nhưng trong khung quy định, đảm bảo cả DN và người lao động cùng hài hòa”, ông Dương đề xuất.
Sẽ sớm xem xét sửa đổi Luật
Tại buổi đối thoại với lãnh đạo Bộ LĐTBXH, nhiều DN kiến nghị một số quy định của Bộ Luật Lao động vẫn còn dừng ở những quy định có tính chất chung chung dẫn đến việc phải sử dụng quá nhiều văn bản dưới Luật mới thực thi được.
Đã thế, một số văn bản hướng dẫn Luật ban hành chậm, lại thiếu đồng bộ giữa các ngành nên nội dung thường chồng chéo, mẫu thuẫn gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Thậm chí nhiều DN cho rằng, một số luật ban hành gần đây làm ảnh hưởng đến kết cấu và nội dung của Bộ luật Lao động như: Luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Tố tụng Dân sự và các luật chuyên ngành tách ra từ nội dung của Bộ luật Lao động như luật: Việc làm, Bảo hiểm xã hội, An toàn - vệ sinh lao động... Do đó, các DN đề nghị Quốc hội cần sớm xem xét sửa đổi Bộ Luật Lao động để đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn.
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị: Trước thách thức thực thi các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc ban hành các chế độ, chính sách phù hợp các nội dung quy định của những hiệp định trên là vấn đề cấp bách.
Theo ông Cẩm, ngay từ khi ban hành, Nhà nước nên xem xét cho bao quát để người sử dụng lao động dễ áp dụng, tránh phải xem nhiều thông tư, văn bản dưới luật... Những điều khoản nào pháp luật lao động đã ban hành, nhưng chưa chuẩn, chưa sát thực tế thì nên mạnh dạn thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động.
Về điều này, bà Tống Thị Minh - Vụ trưởng Vụ Tiền lương Bộ LĐTBXH cho rằng: Bộ đã tham mưu cũng như trực tiếp ban hành nhiều văn bản để gỡ vướng theo điều kiện của DN, trên tinh thần tạo thuận lợi nhất cho cộng đồng DN phát triển.
Còn Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân khẳng định: Tư tưởng trong Bộ Luật Lao động là giao quyền cho hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) thông qua đối thoại, thương lượng, Nhà nước chỉ đưa ra khung tối thiểu hoặc tối đa về tiền lương.
“Dự kiến, đầu năm 2017, Bộ LĐTBXH sẽ soạn thảo và điều chỉnh một số điều của Bộ Luật Lao động trên cơ sở được Chính phủ giao nhiệm vụ để có thể trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào cuối năm 2017.
Và một trong những mục tiêu chính của đợt sửa đổi Luật sắp tới là phải đáp ứng được những đòi hỏi theo những quy định của TPP” Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50