Điều chỉnh học phí một số trường công lập chất lượng cao
Tại Kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, trước khi các đại biếu bấm nút thông qua Nghị quyết, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng thay mặt Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố trình tờ trình về việc Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lương cao trên đia bàn Thủ đô năm học 2020-2021.
Học phí một số trường công lập chất lượng cao sẽ được điều chỉnh từ năm học 2021 – 2022. (Ảnh minh họa: N. Hoa) |
Theo nội dung tờ trình, đến tháng 11/2019, toàn Thành phố có 19 trường chất lượng cao được công nhận, trong đó có 14 trường công lập và 5 trường ngoài công lập. Trong 14 trường công lập chất lượng cao có 7 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 4 trường Trung học cơ sở (THCS) và 1 trường Trung học phổ thông (THPT). Mức học phí hiện nay ở bậc mầm non, tiểu học là 5,1 triệu đồng/tháng, bậc THCS và THPT là 5,3 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai mức thu học phí các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao vẫn còn một số khó khăn, tồn tại. Do công tác tự chủ tài chính chưa đi đôi với tự chủ về nhân sự, dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý còn chưa cao, chưa phát huy hết năng lực làm việc của từng cá nhân, chi phí hoạt động bộ máy cao nhưng hiệu quả hoạt động và thu nhập của người lao động còn thấp.
UBND Thành phố đề xuất tăng mức trần thêm 400.000 đồng/tháng. Theo đó, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2020-2021 ở bậc tiểu học là 5,5 triệu đồng/tháng, bậc THPT là 5,7 triệu đồng/tháng, tăng 400.000 đồng so với năm 2019 – 2020.
Riêng ở bậc mầm non và THCS giữ nguyên như năm học 2019-2020, cụ thể bậc mầm non giữ ở 5,1 triệu đồng/tháng; bậc THCS giữ nguyên 5,3 triệu đồng/tháng.
Mức trần học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được điều chỉnh từ năm học 2021 – 2022 cùng với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách và thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.
HĐND Thành phố giao, trên cơ sở mức trần học phí, hằng năm Thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn, cùng với cam kết thực hiện chất lượng giáo dục cao theo tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, kết quả kiểm định và mức hỗ trợ của ngân sách để quyết định mức thu học phí cụ thể sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tin khác
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25