Đền Hương Nghĩa – Ngôi đền giữa lòng phố cổ

(LĐTĐ) Nằm nép mình trên con phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đền Hương Nghĩa khiến nhiều người phải ngạc nhiên xem lẫn thích thú mỗi khi ghé qua.  
den huong nghia ngoi den giua long pho co Đền Phù Đổng - Nơi lưu giữ truyền thuyết chói lọi của dân tộc
den huong nghia ngoi den giua long pho co Khám phá ngôi đền độc nhất xây trên nền thiết triều cũ thành Cổ Loa

Lịch sử còn ghi lại rằng, đền Hương Nghĩa thờ Cao Tứ và vợ là Phượng Minh công chúa. Cao Tứ là em Cao Lỗ - người sáng chế ra nỏ thần giúp vua Thục An Dương Vương.

Cao Tứ sinh ngày 10 tháng giêng năm Đinh Hợi thời vua Hùng Vương thứ 18. Ông là người tinh tú, sức khoẻ hơn người. Khi vua An Dương Vương mở khoa thi tại Cổ Loa ông đã ứng thí. Văn võ toàn tài được vua phong: “Trấn thủ Đại La thành” sau đổi thành Thăng Long. Cao Tứ giỏi võ nghệ, làm tướng dưới thời vua Thục, đóng quân ở khu Hương Bài, Hương Nghĩa trên bờ sông Tô Lịch và được vua gả con gái là Phượng Minh công chúa.

den huong nghia ngoi den giua long pho co
Đền Hương Nghĩa tọa lạc tại số 13 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm (Ảnh: K.T)

Cao Tứ lập hành cung ở Hương Nghĩa, ông chỉ huy quân thuỷ chống lại quân Tần và đã chiến thắng vẻ vang. Khi Triệu Đà xâm lược nước ta, Cao Tứ đã được phong làm Thuỷ đạo tướng quân lập 5 đồn trên sông Tô Lịch chống lại quân Triệu Đà trong suốt 7,8 năm trời, quân Triệu Đà đã bị thua. Khi ấy, Trọng Thuỷ lợi dụng việc hoà hiếu gửi rể An Dương Vương rồi đánh cắp nỏ thần đem về nước, sau đó lại đem quân sang cướp nước ta. Cao Tứ được lệnh dàn quân trên sông Tô Lịch, chống lại quyết liệt và tử trận.

Công chúa Phượng Minh sau khi biết tin chồng mình hy sinh, tự trẫm mình ở sông Bắc Giang để giữ trọn khí tiết, chung thuỷ với chồng. Về sau, hai ông bà được nhà vua ban sắc phong tặng, cho phép dân làng Hương Nghĩa lập đền thờ phụng.

den huong nghia ngoi den giua long pho co
Đền Hương Nghĩa là nơi thờ tướng Cao Tứ (Ảnh:K.T)

Ngày nay, di tích bao gồm: cổng, sân hẹp, đền chính kết cấu hình chữ “Đinh”. Cổng đình xây gạch đơn giản, kiểu hai tầng tám mái. Ở chính giữa đắp 3 chữ Hán “Hương Nghĩa từ” (Đền Hương Nghĩa). Cổng nằm sát mặt phố Đào Duy Từ, trông ra ngã năm. Qua cổng là lối nhỏ dẫn vào sân đền lát gạch chỉ. Đền chính hình chữ “Đinh” gồm tiền tế và hậu cung.

Trong đền Hương Nghĩa hiện còn lưu giữ được một số di vật có giá trị bao gồm: Một cuốn thần phả (bằng chữ Hán cổ) ghi công tích của thần Cao Tứ. Hai đạo sắc phong cho thần Cao Tứ: một sắc có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783) và một sắc có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1801).

Bốn tấm bia thời Nguyễn, tấm bia bằng đá “Hậu thần bi ký” tạo tác ngày tốt năm Nhâm Thân, niên hiệu Bảo Đại tứ 7 (1932). “Bia Hương Nghĩa đình công đức bi” được tạo tác tháng 10 năm Quý Mùi (1943).

Hai pho tượng cổ đặt trong khám thờ gỗ: tượng Cao Tứ và Phượng Minh công chú; bốn ngai thờ gỗ, chín khám thờ gỗ, hai bài vị gỗ: một bài vị của Cao Tứ, một bài vị của Phượng Minh công chúa; sáu câu đối gỗ có năm bức hoành phi gỗ nội dung ca ngợi công tích của thần “Thánh cung vạn tuế”( Đức thánh muôn năm).

den huong nghia ngoi den giua long pho co
Đền Hương Nghĩa hiện nay vẫn còn lưu giữ được một số di vật có giá trị (Ảnh:K.T)

Đặc biệt, tấm bia “Hương Nghĩa đình công đức bi” được tạo tác vào tháng 10 năm Quý Mùi niên hiệu Bảo Đại năm 1943. Trong bia viết: “Ca ngợi công đức, mưu lược tài năng của thần Cao Tứ được các Hoàng đế phong mỹ tự, muôn dân tôn sùng. Thời gian gần đây, đình bị đổ nát nên đại thần toàn quyền Pháp cho phép tu sửa để việc thờ cúng được tinh khiết.

Nên toàn dân cùng cựu kỳ mục bản đình là Lưu Văn Năm chánh hội Tân Đinh Nhi triệu tập mọi người góp sức trùng tu đền to đẹp để làm sáng tỏ những điều tốt đẹp từ thời Hùng Vương để nơi đây lại được linh thiêng, muôn dân chiêm ngưỡng, hương hoả mãi mãi, làm cho quốc gia được hưng thịnh, nhân dân khoẻ là như công đức của thần. Vậy làm bia để lưu truyền cùng giang sơn mãi mãi”.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Trách nhiệm với quê hương, đất nước

Trách nhiệm với quê hương, đất nước

(LĐTĐ) Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Mảnh đất ấy ngày càng trở nên tươi trẻ, năng động và phát triển hơn nhờ sự cống hiến tích cực của biết bao thế hệ trẻ. Với lòng nhiệt huyết cùng ý chí vươn lên, thanh niên Thủ đô đang đóng góp không ngừng nghỉ để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, đáng sống, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

(LĐTĐ) Với những đóng góp, cống hiến to lớn, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 8/10, đồng chí đã được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(LĐTĐ) Sáng 5/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”.
Xem thêm
Phiên bản di động