Để người lao động được phát huy quyền dân chủ
Xứng đáng là diễn đàn dân chủ của CNVCLĐ | |
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải hài hòa lợi ích DN và NLĐ |
Phát huy quyền dân chủ của NLĐ
Theo đánh giá của LĐLĐ Thành phố, năm 2015, nền kinh tế còn gặp nhiều thách thức, các quy định mới về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã có hiệu lực, khiến các đơn vị, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và đặc biệt là việc tổ chức Hội nghị NLĐ. Tuy nhiên, xác định việc tổ chức hội nghị CBCCVC, NLĐ là cách phát huy tốt nhất quyền dân chủ của NLĐ, cũng là dịp để thương lượng, ký kết, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ quyền lợi của NLĐ nên các cấp CĐ Thành phố, nhất là LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, CĐ ngành đều tập trung chỉ đạo và tìm ra những biện pháp thúc đẩy công tác tổ chức hội nghị đạt hiệu quả.
Điển hình là LĐLĐ quận Cầu Giấy. Ngoài việc chủ động phối hợp với UBND quận sớm xây dựng và triển khai văn bản liên tịch hướng dẫn tổ chức Hội nghị CBCC và Hội nghị NLĐ năm 2015 tới các đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức làm điểm để rút kinh nghiệm, LĐLĐ quận còn phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác CĐ cho đội ngũ cán bộ CĐCS; trong đó tập trung tập huấn về thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở đối với các CĐCS khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động các doanh nghiệp ngoài nhà nước về việc thực hiện QCDC theo các văn bản chỉ đạo của Thành phố; tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật CĐ, Luật BHXH, Nghị định 60/CP của Chính phủ... đối với các doanh nghiệp trên địa bàn v.v...
Hội nghị NLĐ là diễn đàn để NLĐ được phát huy quyền dân chủ. Ảnh minh họa |
Với những biện pháp chủ động, tích cực đó, năm 2015, đã có gần 70% doanh nghiệp có CĐCS trên địa bàn quận Cầu Giấy tổ chức thành công Hội nghị NLĐ. Điều đặc biệt là không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp đã có tổ chức CĐ, LĐLĐ Quận Cầu Giấy còn phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐ để tổ chức đối thoại, góp ý trong việc xây dựng nội qui lao động tại các doanh nghiệp này và năm 2015, LĐLĐ Quận đã tổ chức thành công hội nghị NLĐ tại 10 doanh nghiệp chưa có CĐCS.
Ông Hà Đông, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy đánh giá: "Hội nghị NLĐ ở các doanh nghiệp đã xây dựng được QCDC trong mọi hoạt động, nhiều QCDC được công khai, minh bạch so với trước đây, từ đó quyền lợi của NLĐ được đảm bảo hơn. NLĐ cũng chủ động, tích cực hơn trong công tác tham gia quản lý, chia sẻ khó khăn với NSDLĐ trong bối cảnh kinh tế hiện nay để cùng xây dựng và dần khẳng định hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường".
Cũng bằng các biện pháp như phối hợp với UBND thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn; tăng cường kiểm tra việc thực hiện Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ tại các doanh nghiệp nên công tác tổ chức Hội nghị CBCCVC, NLĐ năm của huyện Thanh Trì cũng đạt kết quả tốt. 158/189 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (đạt 83,59%) đã tổ chức Hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ; trong đó, có 62/93 đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ (đạt tỉ lệ 66,6%). Theo đánh giá của LĐLĐ huyện Thanh Trì, quy trình tổ chức hội nghị được chuẩn bị công phu, chu đáo, đúng tiến độ, chất lượng khá tốt, qua đó động viên, khích lệ CBCCVC và NLĐ tham gia phát biểu ý kiến xây dựng, tạo được không khí dân chủ trong đơn vị.
Còn nhiều khó khăn
Tính đến 31/5/2015, toàn Thành phố đã có 85,46% đơn vị tổ chức Hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ (tăng 4,43% so cùng kỳ). Trong đó, có 100% cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức Hội nghị CBCCVC (tăng 0,81%) và 68,23% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ (tăng 1,71%). Một số đơn vị chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt tỷ lệ cao như: Quận Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thị xã Sơn Tây; Huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hoà; Ngành Giáo dục, Y tế; Viên chức Thành phố; Tổng Công ty Du lịch, Tổng Công ty Thương mại, Vận tải … |
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác tổ chức Hội nghị CBCCVC, Hội nghị NLĐ năm 2015 trên địa bàn TP vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trước hết là sự phối hợp giữa chính quyền và tổ chức CĐ có nơi, có lúc còn chưa kịp thời, chặt chẽ. Ở cấp trên cơ sở, tuy đã ban hành văn bản nhưng công tác phối hợp chỉ đạo vẫn chưa sát sao, kịp thời, có tình trạng chính quyền giao hoàn toàn trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cho tổ chức CĐ thực hiện.
Tình trạng này cũng tồn tại đối với cấp cơ sở. Theo phản ánh của ông Hà Đông, một số chủ doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức đúng trách nhiệm của mình, chưa quan tâm đúng mức nên việc tổ chức Hội nghị NLĐ còn mang tính hình thức, nhiều nơi khoán trắng việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ cho CĐCS.
Trong khi đó, đại diện LĐLĐ huyện Thanh Trì thì phản ánh một số lãnh đạo doanh nghiệp chưa thấy rõ vai trò và tác dụng của việc tổ chức Hội nghị NLĐ nên chưa tổ chức, việc xây dựng quy chế đối thoại tại nơi làm việc đạt tỉ lệ thấp; công tác phối hợp giữa người sử dụng lao động với tổ chức CĐ ở một số doanh nghiệp chưa phát huy, việc nhận thức, hiểu biết về một số văn bản cũng như việc thực hiện còn hạn chế.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định mới về thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị NLĐ tại một số địa phương, đơn vị chưa thực sự hiệu quả; nhiều NLĐ chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị NLĐ nên chưa phát huy tinh thần trách nhiệm khi tham gia, đóng góp ý kiến tại Hội nghị; việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị NLĐ mới chỉ được các doanh nghiệp có tổ chức CĐCS quan tâm, còn lại các doanh nghiệp chưa có CĐCS gần như không thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này... cũng là những tồn tại hạn chế cần sớm được khắc phục.
Từ những tồn tại này, nhiều cán bộ CĐ đề xuất các cấp, các ngành của Thành phố sớm ban hành văn bản pháp lý về quản lý các doanh nghiệp ngoài nhà nước, ràng buộc trách nhiệm của NSDLĐ trong việc tổ chức Hội nghị NLĐ hàng năm và thực hiện QCDC ở cơ sở; đồng thời đề nghị các cấp, các ngành tăng cường công tác tập huấn về Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc”. Đặc biệt là xây dựng quy trình, tập huấn kỹ năng về tổ chức Hội nghị NLĐ, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ CĐ từ cấp quận đến cơ sở để chủ động trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42