Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn trong tình hình mới
Xứng đáng là điểm tựa vững chắc của công nhân viên chức lao động | |
Công đoàn Thủ đô đi đầu trong đổi mới, sáng tạo | |
Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn” |
Tại Hội nghị lần thứ tư khóa XII, các đại biểu sẽ cho ý kiến về 11 chương trình công tác, báo cáo, Nghị quyết công tác gồm: Công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam, giai đoạn 2019-2023; chương trình xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới; kết quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về "Nâng cao phúc lợi cho đoàn viên và người lao động"...
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường phát biểu tại Hội nghị |
Đóng góp ý kiến vào Chương trình đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn, giai đoạn 2019-2023 - một trong ba nội dung mang tính chất đột phá của nhiệm kỳ - các đồng chí ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đều khẳng định, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, có sự cạnh tranh của tổ chức đại diện người lao động, việc đẩy mạnh công tác truyền thông chính thống của tổ chức Công đoàn để thể hiện quan điểm, tiếng nói của tổ chức và người lao động là rất cần thiết.
Nêu lên những vấn đề cần quan tâm hiện nay như: Việc sắp xếp, quy hoạch các cơ quan báo chí nói chung, trong đó có báo chí của hệ thống Công đoàn nói riêng; hiện tượng mạng xã hội dẫn dắt, định hướng dư luận theo hướng tiêu cực... Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, việc chú trọng công tác truyền thông, nhất là truyền thông chính thống của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay cần được đặc biệt quan tâm.
Khẳng định vai trò quan trọng của báo chí đối với hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh của tổ chức, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam nên xem xét, có ý kiến với Chính phủ về việc sắp xếp lại các cơ quan báo chí của hệ thống; phát triển thêm kênh truyền hình công đoàn. Bên cạnh đó, cần kết hợp sức mạnh của truyền thông qua kênh truyền thống với truyền thông qua mạng xã hội... qua đó tạo sự lan tỏa.
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam nên phát triển thêm kênh truyền hình công đoàn |
Từ thực tế tại cơ sở, đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên – Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh kiến nghị, Công đoàn cần tổ chức cho công nhân lao động học tập chủ trương, Nghị quyết Đảng. Phân tích về những hạn chế của cán bộ ở cơ sở về điều kiện, thời gian, trình độ nhận thức, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh cho rằng, cần chú trọng lập các nhóm zalo, facebook để chủ động tương tác, nắm bắt tình hình tư tưởng CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn; đồng thời trong Công đoàn phải phân công cán bộ nắm bắt tâm tư và chịu trách nhiệm truyền thông trở lại với các thành viên trong nhóm.
“Phải xem xét đến trình độ, khả năng tiếp nhận của công nhân lao động để đảm bảo công tác tuyên truyền được hiệu quả; cần có tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu cho cơ sở về Hiệp định CPTPP - đây là vấn đề không chỉ người lao động quan tâm mà nhiều ông chủ doanh nghiệp cũng rất quan tâm, để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Phải chủ động truyền thông tại cơ sở, chủ động phòng ngừa trước khi xảy ra sự cố, cần phải có người phụ trách và chịu trách nhiệm về truyền thông; đồng thời phải xét đến trình độ, khả năng tiếp nhận của người lao động, để đảm bảo tốt nhất hiệu quả truyền thông”, đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên nhấn mạnh.
Bàn về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng Biên tập báo Lao Động nhấn mạnh: Muốn cạnh tranh tốt, đặc biệt trong bối cảnh có tổ chức khác cạnh tranh với Công đoàn Việt Nam, Công đoàn cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. “Tổng LĐLĐ Việt Nam cần xây dựng đồng bộ về công tác truyền thông trên các loại hình, trong đó có mạng xã hội; tổ chức Công đoàn các cấp cần có người phát ngôn, xây dựng quy chế phát ngôn, qua đó mới đạt được hiệu quả truyền thông”, đồng chí Nguyễn Ngọc Hiển nhấn mạnh.
Tiếp thu đóng góp từ các ý kiến, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường khẳng định: Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ xây dựng Đề án chi tiết về nhân sự, nguồn lực, tài chính, kiến nghị với các cơ quan chức năng về việc xây dựng cơ quan truyền thông đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01