Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Còn nhiều bất cập

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo lộ trình đến năm 2020, được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 (Đề án 1956), đã đi được một nửa chặng đường. Kết quả cho thấy, đề án là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên trong quá trình triển khai ở một số địa phương vẫn xảy ra những bất cập.
Đào tạo nghề nông thôn phải chi tiết, cụ thể
Đào tạo nghề ở nông thôn: 80% học viên tìm được việc làm phù hợp

Dạy nghề tràn lan

Sau hơn 5 năm thực hiện, không thể phủ nhận đề án đang đi đúng hướng, đúng mục tiêu. Thế nhưng, ở nhiều nơi mục tiêu mà đề án muốn mang đến cho nông dân, lại chưa thực hiện được.

Đơn cử như việc người dân ở huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, nơi mà phần lớn người dân chỉ làm nương rẫy đi lại phần lớn bằng ngựa thồ thì đề án lại tập trung đào tạo các lớp sửa chữa xe máy. Hoặc có những nơi người dân cần được học, được tiếp cận nhiều hơn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi thời gian đào tạo nghề lâu dài, thì các lớp học thuộc đề án lại chỉ dạy và hướng dẫn trong thời gian ngắn một, hai tháng. Chính vì vậy, học viên tham gia lớp học chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa” không ứng dụng được kiến thức học vào cuộc sống.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Còn nhiều bất cập
Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn còn bất cập

Vấn đề dạy học không sát với thực tế, hay không đúng theo nhu cầu cần thiết của người dân đã từng được ông Nghiêm Trọng Quý, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thừa nhận: Tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân chỉ đi học nghề như là một phong trào, thậm chí họ chỉ đến học cho có danh sách, được ghi tên và chờ tiền trợ cấp. Nguyên nhân khiến người dân không quan tâm đến lớp học một là do đối tượng học, hai là do chương trình đào tạo chưa sát với thực tế dẫn đến việc học nghề chưa thực sự có hiệu quả. Nhiều chương trình học lại đòi hỏi quá nhiều chi tiết về kỹ thuật, khiến người dân sau khi học khó áp dụng vào thực tế. Mục tiêu tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động là hợp lý, nhưng lại chưa được đảm bảo bởi từ chính các cấp địa phương trong việc hoạch đình chương trình, hoạch định đối tượng học nghề chưa sát với thực tế gây lãng phí.

Đầu ra còn bế tắc

Một vấn đề bất cập khác trong quá trình thực hiện đề án, sau khi được các cấp cơ sở triển khai, là nhiều nông dân sau thời gian học nghề, họ vẫn tiếp tục làm nghề cũ hoặc sản xuất theo phương pháp cũ. Nguyên nhân chính là do không tìm được đầu ra cho các sản phẩm, cũng như việc tiếp cận với ngồn vốn của đề án còn nhiều thủ tục rườm rà…

Trong khi đó, nhiều địa phương, nhiều cơ sở lại chưa thực sự chú trọng vào vấn đề hiệu quả, và tính thiết thực của đề án, mà chỉ chú trọng chạy theo số lượng, thành tích, quên đi mấu chốt của vấn đề chính là đào tạo nghề đạt hiệu quả. Hiệu quả chính là sau khi học nghề người lao động làm việc ở đâu? Họ có đáp ứng được công việc không? Khi sản xuất ra sản phẩm rồi thì họ sẽ tiêu thụ như thế nào? Vấn đề này chưa thực hiện được một cách triệt để.

Đứng trên bình diện chung, việc dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay theo đề án mới chỉ đáp ứng theo dạng tự cung, tự cấp. Bởi vậy, để đề án thực sự có hiệu quả, các nhà quản lý cấp cơ sở cần phải làm triệt để hơn, cần tổ chức lại thị trường, tạo lòng tin giữa người sản xuất, người nông dân với các đơn vị dịch vụ, và phối hợp với các cơ sở, doanh nghiệp để tìm đầu ra cho nông dân.

Sau khi nắm bắt được những thiếu sót mà đề án 1956 đang triển khai, mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo TW thực hiện Đề án 1956 đã yêu cầu, các địa phương cần đảm bảo các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp. Để phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ từ đề án, nhiều địa phương đã có những thay đổi tích cực theo hướng đào tạo giảm lý thuyết, tăng thời gian thực hành…Hiện nay nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc nhân rộng mô hình dạy nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, đảm bảo đầu ra cho lao động sau đào tạo.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chú trọng, qua đó kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa nguy cơ tai nạn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động