Đã và sẽ được hưởng lợi tín dụng ưu đãi
Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp | |
Tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao |
Ngân hàng thương mại ủng hộ gói tín dụng 100.000 tỷ đồng
Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: Việc Chính phủ hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao và kèm theo đó là gói tín dụng 100.000 tỷ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi đúng đắn và kịp thời.
“Chính phủ cam kết có một gói tín dụng hỗ trợ và việc 8 ngân hàng thương mại đồng tình ủng hộ chủ trương của Chính phủ, dành số tiền hơn 100 ngàn tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0.5%/năm đến 1.5%/năm so với các chương trình cho vay khác đã mang đến nhiều hy vọng cho doanh nghiệp cũng như người dân làm nông nghiệp công nghệ cao”, ông Môn khẳng định.
Agribank tiên phong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi với nguồn vốn tối thiểu 50 ngàn tỷ đồng phục vụ sản xuất "Nông nghiệp sạch” |
Theo NHNN, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn trong thời gian gần đây đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, NHNN cho biết, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đến cuối tháng 05/2017 đạt 1.148.070 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2016 (cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế 7,06%), chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Bình quân trong 7 năm (2010 – 2016) tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 19,35%/năm.
Trong đó, một số ngân hàng có kết quả cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nổi bật như tại Ngân hàng TMCP Bắc Á đầu tư vào một số dự án lớn thuộc lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, chế biến gỗ, trồng rau và hoa trong nhà kính, bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao, rau củ quả chất lượng cao và lúa chất lượng cao như dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung tại xã Nghĩa Đàn, Nghệ An; Ngân hàng TMCP Ngoại thương đầu tư vào các dự án sản xuất trứng sạch, lợn giống và chăn nuôi lợn, thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã đưa ra gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với lãi suất giảm từ 0,5 - 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường đối với các chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Chính sách tín dụng tạo cú hích cho doanh nghiệp
Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp khẳng định, họ đang được hưởng lợi rất nhiều từ các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản, thông thoáng của các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phát triển tốt. Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Ba Huân cho biết, chính sách tín dụng không chỉ tạo ra cú hích cho Ba Huân, mà còn làm cho hàng ngàn lao động, hàng ngàn hộ gia đình nông dân có được công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Trong khi đó, ông Đào Mạnh Lương, Tổng giám đốc tập đoàn Austfeed Vietnam, một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Úc trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, nhấn mạnh, những ưu đãi về tín dụng của ngành Ngân hàng đối với Austfeed đã giúp công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn vừa qua và giữ vững phát triển trong bối cảnh thị trường dư thừa thịt lợn và các sản phẩm từ lợn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nông nghiệp công nghệ cao muốn đạt hiệu quả vẫn phải có thị trường tiêu thụ và đạt giá thành cao. “Nông nghiệp công nghệ cao là một phương thức sản xuất chứ không phải mô hình kinh tế, nó phải gắn liền với chuỗi giá trị mới gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Vậy nên, nông nghiệp công nghệ cao đầu tư tới 3.000 – 4.000 tỷ đồng mà không có thị trường sẽ trở thành gánh nặng cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư” – ông Lê Thành - Viện trưởng Viện kinh tế nông nghiệp hữu cơ, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Kết nối xanh chia sẻ.
Để hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng nông sản nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng nhiều chính sách về tín dụng, hạ tầng thương mại, đất đai, thuế, sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thương mại nông thôn…để khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Phương Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42