Cứu sống bé trai 13 tuổi bị ngừng tuần hoàn nguy kịch
Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng nhờ phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch | |
Cứu sống bệnh nhân 6 lần ngừng tuần hoàn | |
Kích hoạt báo động đỏ cứu sống bệnh nhân bị dao đâm thấu bụng |
Gia đình bệnh nhân cho biết, em H. bị tai nạn ngày 29/11 khi đang chơi bóng với bạn. Em được đưa vào Bệnh viện Thể thao Việt Nam trong tình trạng ngừng tuần hoàn (ngừng thở, mạch cảnh mất, da ấm, kích thước đồng tử mắt hai bên 3,5 mm).
Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ hồi sinh tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng có oxy, khử rung tim, tiêm thuốc adrenalin cho bệnh nhân. Sau khoảng 35 phút, tuần hoàn của bệnh nhân được tái lập (tim đập lại). Bệnh nhân tiếp tục được đặt ống nội khí quản, thở máy và chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai cùng ngày.
Đại diện gia đình bệnh nhân và đại diện nhà trường tới thăm, cám ơn tập thể Khoa Cấp cứu và Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Bác sĩ cung cấp) |
Bệnh nhân nhập Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu (điểm hôn mê Glasgow: 3), được dùng thuốc an thần, thở máy qua ống nội khí quản, nhịp tim không đều, có nhiều ngoại tâm thu thất, huyết áp được duy trì ổn định...
Nhận thấy đây là ca bệnh nặng, tiên lượng khó khăn, ngay lập tức, Khoa Cấp cứu đã tiến hành cuộc hội chẩn liên khoa dưới sự chủ trì của PGS. TS Nguyễn Văn Chi (Lãnh đạo Khoa Cấp cứu A9), các bác sĩ Khoa Cấp cứu cùng các chuyên gia của Khoa Nhi và Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai).
Qua thăm khám, đánh giá, nhận thấy bệnh nhân có nhiều cơ hội hồi phục, các bác sĩ thống nhất cần áp dụng ngay các biện pháp hồi sức và kỹ thuật cao để cứu bằng được cháu bé, đặc biệt là kỹ thuật kiểm soát nhiệt độ theo mục tiêu.
PGS Nguyễn Văn Chi cho biết, sau khi bị ngừng tim, bệnh nhân đã được cấp cứu thành công, tim đã đập trở lại, có mạch và huyết áp nhưng bệnh nhân không tỉnh lại, vẫn hôn mê. Lúc này, việc tiến hành các biện pháp làm hạ nhiệt độ cơ thể bệnh nhân có ý nghĩa rất quan trọng.
"Bởi khi nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống, não sẽ bớt phù hơn, bớt viêm và tưới máu não, cung cấp oxy tốt hơn, cải thiện tình trạng độc tế bào não từ đó các tế bào não sẽ hồi phục tốt hơn", PGS Nguyễn Văn Chi giải thích.
Tuy nhiên, các biện pháp thông thường như chườm đá, truyền nước lạnh, có thể áp dụng nhưng không kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác nên hiệu quả rất hạn chế. Vì thế, các bác sĩ Khoa Cấp cứu A9 đã sử dụng một ống thông đưa vào mạch máu của bệnh nhân và từ đó tiến hành hạ thân nhiệt điều trị, với mục tiêu hạ nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống 33 độ (ở người bình thường 36,5 – 37 độ).
Sau đó máu sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để hỗ trợ tế bào não hồi phục. Sau 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ nâng dần nhiệt độ bệnh nhân 0,25 độ/giờ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường.
Theo PGS Nguyễn Văn Chi, tại Việt Nam, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên thực hiện phương pháp này. Trên thế giới, cấp cứu ngừng tim bằng phương pháp hạ thân nhiệt đã được thực hiện thường quy. Với phương pháp này đã góp phần giảm tỉ lệ tử vong xuống 14% và giảm độ di chứng tàn phế xuống là 11%.
Đánh giá về trường hợp này, bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong quá trình điều trị, diễn biến bệnh nhân rất phức tạp, đặc biệt là tình trạng rối loạn nhịp tim.
Các bác sĩ đã tiến hành nhiều cuộc hội chẩn liên khoa liên tục qua điện thoại, qua Viber hoặc Zalo và trực tiếp ngay tại giường bệnh. May mắn đến ngày điều trị thứ 5, mặc dù huyết áp vẫn còn phụ thuộc vào thuốc trợ tim nhưng tim không còn loạn nhịp và cháu bé đã hoàn toàn tỉnh táo, cháu được thôi thở máy và rút ống nội khí quản.
Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân được chuyển tới Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi, tìm kiếm nguyên nhân và điều trị. Bệnh nhi sau đó được xuất viện khoẻ mạnh, sau quá trình điều trị phức tạp, đe doạ tính mạng từng giờ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40