Cục trưởng Cục Thuế HN : " Khó có thể băm đôi tiền thuế" !
Trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ mới đây, một số cơ quan báo chí đã dẫn lời Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam, cho biết: “Trong phiên họp Chính phủ, có thành viên Chính phủ đã nói đến hiện tượng “băm đôi”. Trong đội ngũ cán bộ thuế, không tránh khỏi có cán bộ chưa hoàn thành chức trách. Bộ Tài chính phải có kế hoạch chống thất thu thuế...”.
Trao đổi với báo chí chiều 15/10, Cục trưởng Cục thuế TP Hà Nội Phi Vân Tuấn tỏ ra bức xúc với phát biểu của Bộ trưởng Thăng về hiện tượng "băm đôi" thuế. |
Trước ý kiến trên, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Phi Vân Tuấn khẳng định “làm gì có chuyện đó” rồi nói thêm rằng, Hà Nội hiện có một cơ chế giám sát đặc biệt với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Từ Cục trưởng cho đến các trưởng đoàn giám sát đều phải thực hiện đúng nguyên tắc.
“Từ khi quá trình làm, đến dự thảo kết luận và ra quyết định xử lý bất kỳ khâu nào, thời gian nào cũng đều được kiểm soát để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực của cán bộ. Đồng thời chúng tôi cũng dùng thư ngỏ, do trực tiếp tôi ký gửi cho các DN. Khi họ đón nhận quyết định thanh kiểm tra, đồng thời cũng nhận được thư ngỏ”.
Cũng theo ông Tuấn, có nhiều trường hợp cán bộ thuế chưa vào, người nộp thuế đã ngỏ ý. Để phòng ngừa cán bộ thuế không đủ lý trí trong việc này, thư ngỏ gửi DN nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tiêu cực, cảnh báo hai bên thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ.
Cục trưởng Cục thuế Hà Nội cũng yêu cầu người tiếp nhận thư ngỏ buộc phải là chủ DN trong diện thanh kiểm tra chứ không phải kế toán. Bởi có những phản ánh tiêu cực của cán bộ thuế, nhưng khi điều tra ra lại là kế toán trưởng.
Bên cạnh đó đối với việc hoàn thuế, ông Tuấn cho biết cũng có thư ngỏ gửi các DN, góp phần để đôi bên chấp hành đúng pháp luật, tránh chuyện hoàn thuế sai.
“Với cơ chế giám sát và thư ngỏ đó, tôi phải khẳng định khó có thể bị chia đôi” – ông Tuấn nói.
Chuyện băm đôi giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp
Trong nhiều năm gần đây, chưa bao giờ nguy cơ hụt thu ngân sách nhà nước lại căng thẳng như năm nay. Độ nóng của sự căng thẳng này thể hiện qua việc Chính phủ đang chuẩn bị phương án trình Quốc hội nâng trần bội chi NSNN từ 4,8% trong năm nay lên 5,3% trong năm tới, để có thêm tiền chi cho đầu tư phát triển.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa diễn ra, thông tin Bộ trưởng Bộ Tài chính có kiến nghị giảm lương tối thiểu để giảm áp lực chi NSNN, nhưng không được Chính phủ chấp thuận, cũng một phần thể hiện sự bức bách này.
Rất nhiều địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng… hiện thu không đạt tiến độ như dự toán.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, một thông tin đáng chú ý được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, là khi thảo luận về tình hình kinh tế, thu chi ngân sách, có thành viên Chính phủ thẳng thắn dùng từ rất đời thường để phản ánh tình trạng cán bộ thuế và DN “băm đôi” tiền thuế, gây thất thu cho NSNN.
Chống thất thu không chỉ là để tăng thu NSNN trong lúc khó khăn này, mà còn đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
“Tình trạng cán bộ thuế móc ngoặc với DN để ‘băm đôi’ tiền thuế, gây thất thu cho NSNN không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thu NSNN rất khó khăn như năm nay, tình trạng này càng gây bức xúc”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.
Đồng thời cho rằng, mạnh tay hơn trong xử lý cán bộ thuế và DN có hành vi băm đôi tiền thuế là một trong những giải pháp quan trọng hiện nay, nhằm giảm thiểu thất thu cho ngân sách.
Tất nhiên, để phát hiện và xử lý tình trạng này không dễ, bởi cán bộ thuế và DN đều “rất có nghiệp vụ” trong việc lách các quy định của Nhà nước để trốn thuế.
Do vậy, để xử lý hiệu quả tình trạng trên, theo ông Long, trước mắt, Bộ Tài chính cần tăng cường các biện pháp thanh, kiểm tra. Hoạt động này không chỉ tập trung ở phía DN, mà cần đặc biệt lưu ý đến kiểm soát nội bộ trong đội ngũ cán bộ thuế.
Về dài hạn, muốn ngăn chặn hiệu quả hành vi cán bộ thuế tiếp tay cho DN trốn thuế, gây thất thu lớn cho NSNN, các quy định pháp lý cần bổ sung, hoàn chỉnh theo hướng áp dụng các chế tài xử lý hình sự mạnh tay đối với các cán bộ thuế vi phạm.
Nguồn ĐVO
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44