Công nhân khu công nghiệp sẽ mua được nhà?

Mặc dù đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hầu hết công nhân (CN) các KCN chưa thể có cho mình một mái nhà. Họ phải sống trong những căn nhà trọ chật chội, ẩm thấp. Thực trạng này có thể sẽ được thay đổi với kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố sáng 1.7
cong nhan khu cong nghiep se mua duoc nha Khi công nhân... offline
cong nhan khu cong nghiep se mua duoc nha Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động
cong nhan khu cong nghiep se mua duoc nha Công nhân nhà trọ…không tivi, không sách báo

4,2 triệu người lao động có nhu cầu về nhà ở vào năm 2020

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thắm đều là CN, đang thuê trọ tại thôn Hậu Dưỡng (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội). Chị cho biết, thu nhập của chị là 4 triệu đồng/tháng, cộng cả thu nhập của chồng được 8-9 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, vợ chồng chị mất 800.000 đồng tiền thuê nhà và điện nước.

Hiện hai vợ chồng đã có cháu gái 3 tuổi, nhưng do nếu để cháu ở cùng với bố mẹ thì rất tốn kém, mất khoảng 3-4 triệu đồng tiền gửi ở trường mẫu giáo, hơn nữa, chị không muốn con phải sống trong phòng trọ chật chội, nên chị gửi con về quê. Làm đồng nào, cuối tháng hết đồng đấy, nên mặc dù làm CN đã lâu, nhưng anh chị không tiết kiệm được đồng nào, vì vậy, ước mơ có được ngôi nhà tại Hà Nội này quá xa vời, anh chị không bao giờ dám nghĩ đến.

Vợ chồng chị Thắm chỉ là một trong số rất nhiều CN KCN đang phải sống trong những nhà trọ chật chội. Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), hiện nay, tại các KCN, mới chỉ có khoảng 20% tổng số công nhân lao động (CNLĐ) có chỗ ở ổn định, số còn lại vẫn đang phải thuê chỗ ở tạm. Đa số CN ngoại tỉnh làm việc tại các KCN trên cả nước đều phải thuê nhà trọ của người dân với giá thuê từ 300.000-400.000 đồng/người/tháng.

cong nhan khu cong nghiep se mua duoc nha
Đại đa số CN trong các KCN vẫn đang phải sống trong các khu nhà trọ chật chội, ẩm thấp do người dân xây dựng. Ảnh: Q.Chi

Các phòng trọ thuê của tư nhân hầu hết đều rất chật hẹp (diện tích sử dụng bình quân từ 2-3m2/người), điều kiện vệ sinh, môi trường cũng như hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo. Hầu hết các khu nhà trọ này đều thiếu các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu (nhà trẻ, trường học, trạm y tế, khu vui chơi, giải trí, khu luyện tập thể thao, thư viện…).

Ông Trịnh Trường Sơn - Hàm Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết, theo quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt, đến năm 2020, tổng số CNLĐ tại các KCN đạt khoảng 7,2 triệu người; số CNLĐ tại các KCN cả nước có nhu cầu về chỗ ở đến năm 2020 là khoảng 4,2 triệu người, tương đương khoảng 33,6 triệu mét vuông nhà ở.

Cần cơ chế, chính sách

Trước thực trạng trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ký kết Biên bản thỏa thuận về Dự án Nghiên cứu cải thiện điều kiện sống cho CN các KCN tại Việt Nam. Sau quá trình nghiên cứu, vào ngày 1.7, hai bên đã tổ chức báo cáo kết quả. Để cải thiện môi trường sống của CN KCN, báo cáo đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng nhà ở CN mà nội dung quan trọng là đảm bảo người dân có thể đi bộ (300-500m) tới KCN và khu dân cư, dịch vụ lân cận. Ngoài ra, báo cáo cho rằng cần coi loại hình nhà trọ thấp tầng (của nhà đầu tư quy mô nhỏ, hộ gia đình) là một nguồn cung nhà ở chính thức…

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu CN có đủ khả năng để mua nhà với mức thu nhập thấp? ThS Vũ Quốc Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết, báo cáo chỉ ra muốn thu hút CN vào ở thì nhà được xây dựng phải phù hợp với khả năng chi trả của người lao động (NLĐ). “Thời gian qua, thu nhập của CN đã có cải thiện đáng kể.

Nhưng, để mua được nhà, thuê nhà, CN cần có sự tích lũy lớn chứ không phải tính mức lương hằng tháng là thấp hay cao. Nghiên cứu của JICA dựa trên tổng thu nhập trong thời gian dài của NLĐ để xác định chi phí xây nhà chứ không phải dựa trên thu nhập hằng tháng” - ông Huy nói.

Một vấn đề nhiều người người quan tâm là chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Theo ông Kenichi Hashimoto - Trưởng đoàn Đoàn nghiên cứu JICA - Chính phủ cần ban hành cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và KCN trong phát triển nhà ở xã hội cho CN, quy trình lựa chọn vị trí dự án, trách nhiệm của doanh nghiệp KCN; ban hành các quy định, hướng dẫn về kiến trúc, tiêu chuẩn nhà ở; thành lập các cơ quan kiểm soát chất lượng công trình nhà ở CN….

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, rất ít nhà đầu tư “rót vốn” vào lĩnh vực này do khả năng sinh lời thấp. Ông Nguyễn Văn Đạt - Tổng Giám đốc TCty Phát triển đầu tư khu đô thị Việt Nam - cho rằng, Nhà nước không cần trực tiếp đầu tư xây nhà cho CN, mà chỉ cần có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm việc này. “Nhà nước nên có chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp cho người có nhu cầu mua nhà thực sự (số tiền khoảng 200 triệu đồng). Người có nhu cầu mua được nhà thì nhà đầu tư sẽ phát triển được thị trường của mình” - ông cho hay.

Ông Đặng Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - đề xuất, do rất khó thu hút được các nhà đầu tư lớn vào các dự án nhà ở cho CN KCN, vì vậy, chính quyền cần lập cơ quan điều phối, xây dựng quy hoạch chung, từ đó có các dự án thành phần để “hút” các nhà đầu tư tư nhân, người dân… tham gia.

Báo cáo “Nghiên cứu cải thiện môi trường sống cho CN các KCN” nhấn mạnh những nội dung chính: Khung pháp lý hiện hành về đảm bảo môi trường sống cho NLĐ tại các KCN; hiện trạng, các yếu tố ảnh hưởng và các tồn tại trong việc đảm bảo môi trường sống của CN KCN; đề xuất mô hình phát triển môi trường sống phù hợp với NLĐ, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và xây dựng dự án nhà ở CN KCN thí điểm tại tỉnh Hưng Yên. Dự án nhà ở này rộng 18,23ha tại xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; dự kiến tổng chi phí xây dựng toàn bộ khu nhà là 1.311 tỉ đồng.
 
laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống

Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, mang đậm tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa của người Hà Nội xưa. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần bảo tồn, quảng bá dòng tranh dân gian Hàng Trống.
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non

Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 14/11, tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh, Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển quận Ba Đình tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non 17/11 với chủ đề "Hãy cùng nhau lan toả thông điệp và hành động vì tương lai của các em".
Mong muốn Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào thực tiễn, tính khả thi cao

Mong muốn Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào thực tiễn, tính khả thi cao

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào thực tiễn, tính khả thi cao, tạo điều kiện như mục tiêu của Luật là tháo gỡ điểm nghẽn nhằm tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (14/11), mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 292 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 247 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh giảm.
Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 14/11, Bộ Y tế thông tin về việc đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Sôi nổi Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

Sôi nổi Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

(LĐTĐ) Ngày 13 - 14/11, tại hội trường Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”.

Tin khác

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

(LĐTĐ) Người đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Xem thêm
Phiên bản di động