Hàng loạt ưu đãi hàng hóa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu

Cơ hội “vàng” có bắt được “vàng”?

Hiệp định Thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu vừa được ký kết. Đây thực sự là cơ hội để hàng tiêu dùng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Liên Xô trước đây, nhất là đối với các mặt hàng dệt may, da giày, thủy sản khi 90% dòng thuế sẽ được cắt giảm về 0%.
Mở rộng cửa cho dừa VN vươn ra thế giới
Mở cửa tối đa cho doanh nghiệp

Cửa đã mở…

Sau hơn 2 năm đàm phán, ngày 29/5 vừa qua, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á - Âu gồm 5 nước là Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Trong đó, những mặt hàng như nông sản, dệt may, da dày, đồ gỗ... được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi 90% dòng thuế của hai bên sẽ được tự do hóa khi hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản, phía Liên minh Kinh tế sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng và số lượng không hạn chế, trong khi đó dệt may, da giầy phần lớn có thuế suất về 0%, số còn lại cũng sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết. Trước thông tin này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiệp định ký kết không chỉ mở ra cơ hội cho hàng hóa của VN sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới mà còn hứa hẹn sự đầu tư của các nước vào Việt Nam sẽ có bước tiến mới trong giai đoạn tới.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), Nga luôn là một trong những thị trường quan trọng của thủy sản VN trong những năm qua. Trong 3 tháng đầu năm nay, trong khi các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều suy giảm thì xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga vẫn tăng trưởng trên 11% với doanh số hơn 21,6 triệu USD. Việc dỡ bỏ các loại thuế khi Hiệp định Thương mại VN - Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực, sẽ là điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản VN vào thị trường này mà Nga sẽ là một đầu mối quan trọng.

Cơ hội “vàng” có bắt được “vàng”?
Thủy hải sản là một trong những mặt hàng được ưu đãi về thuế

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích: “Từ trước đến nay, giữa VN và Liên minh kinh tế Á - Âu chưa có một FTA (hiệp định thương mại tự do) nào, hay nói cách khác, hàng hóa VN đi vào thị trường này chưa được quyền hưởng thuế suất 0%. VN cũng là quốc gia đầu tiên có FTA với khối liên minh này. Với những lợi thế trên, hàng VN đang rộng cửa vào thị trường năm nước trong liên minh nhờ hơn 90% dòng thuế được giảm dần, các thủ tục hải quan, hàng rào phi thuế quan cũng được cắt giảm, minh bạch và đơn giản hơn...”.

Còn theo một số doanh nghiệp có kinh nghiệm làm ăn ở thị trường này, thời điểm ký hiệp định cũng được xem là cơ hội khi thị trường Nga hiện đang rất cần tìm nguồn cung hàng hóa giá rẻ, để thay thế nguồn hàng đang bị hạn chế từ các thị trường truyền thống khác.

Doanh nghiệp vẫn lo

Liên minh Kinh tế Á - Âu có diện tích 20 triệu km2, chiếm 15% diện tích thế gới với tổng dân số 183 triệu người. GDP toàn khu vực khoảng 4.500 tỷ USD, chiếm 6% GDP toàn cầu. Các nước thuộc liên minh là những quốc gia có trữ lượng tài nguyên phong phú, khổng lồ với tổng trữ lượng dầu mỏ 100 tỷ thùng - chiếm 17% trữ lượng thế giới, trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới, thứ ba về sản lượng điện và thứ tư về sản lượng than...

Theo thông tin từ buổi ký kết hiệp định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý, FTA này một mặt đem lại cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam song cũng đặt ra những khó khăn và thử thách mới phải vượt qua. “Đừng nghĩ đây là những thị trường dễ tính như chúng ta vẫn suy nghĩ. Chúng ta phải cạnh tranh bằng chất lượng, làm ăn nghiêm chỉnh, phải thấy thuận lợi, lợi thế để phát huy nhưng cũng phải thấy khó khăn để cùng nỗ lực vượt qua. Tất cả là vì lợi ích của đất nước, sự phát triển của nền kinh tế, là công ăn việc làm của người dân”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Trước đó, tại một buổi hội thảo bàn về giải pháp phát triển rau quả, nông sản theo hướng bền vững, theo một doanh nghiệp của tỉnh Quảng Nam thì số lượng trái cây lọt cửa kiểm dịch vẫn chưa cao. Còn theo đại diện Bộ Công Thương, hiện rất nhiều hàng nông sản của Việt Nam được các nước ưa chuộng nhưng chưa xuất khẩu sang được vì công nghệ bảo quản còn hạn chế. Riêng mặt hàng nông sản, bên cạnh lợi thế có thêm thị trường tiêu thụ, điều kiện bảo quản khi khoảng cách địa lý giữa hai khu vực khá lớn cũng là điều trăn trở với các doanh nghiệp trong nước, vốn còn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Trao đổi với ông Lê Văn Ánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, được biết, để hỗ trợ cho công tác vận chuyển rất cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị vận tải. Mới đây, hãng hàng không Vietnam Airlines công bố sẽ giảm giá đối với vận chuyển vải thiều cho doanh nghiệp xuất khẩu đi châu Âu. Trên thực tế, giải pháp hỗ trợ của các doanh nghiệp vận tải không phải thường xuyên nên về lâu dài, việc xuất khẩu sang nước ngoài vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Điều này cũng được nhiều doanh nghiệp đề cập đến ngay sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu được ký kết.

Ông Phạm Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà Nước MTV giày Thụy Khuê chia sẻ: “Thế mạnh lớn nhất của nước ta hiện nay là giá nhân công và tay nghề có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Lợi thế lớn nhất đối với hàng giày dép Việt Nam là được hưởng ưu đãi thuế quan bằng 0%, từ đó giúp các doanh nghiệp da giày tăng trưởng xuất khẩu. Đây không chỉ là “cú hích” mà còn là cơ hội “vàng” cho ngành da giày phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng vẫn cần được chú trọng hơn nữa. Ví dụ, có thể nghiên cứu, học tập những mô hình chăm sóc khách hàng tại những hội chợ ở nước ngoài như: giảm giá 10% cho những khách đeo biển tham gia hội chợ...”

Riêng đối với mặt hàng nông sản hứa hẹn nhiều cơ hội xuất khẩu, để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt kiều có ý tưởng thành lập kho ngoại quan đặt ở các nước thuộc liên minh và bước đầu là đặt ở Nga. Theo đó, các mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ thuận lợi bởi khi vận chuyển hàng sang nước bạn, doanh nghiệp đã có hệ thống kho bãi để bảo quản lâu và các thủ tục thông quan chúng ta sẽ làm tại đó. “Để sự hợp tác được bền vững, lâu dài, các doanh nghiệp cũng cần chú ý thêm các yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin hàng hóa. Doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu kỹ ngôn ngữ, văn hóa để chọn được đối tác đáng tin cậy...”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết thêm.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

(LĐTĐ) Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc ban hành nghị quyết quy định mức học phí và các khoản thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 - 2025.
Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.
Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động