Mở cửa tối đa cho doanh nghiệp

LĐTĐ -Bất cập trong luật khiến quản trị của công ty kém linh hoạt. Đây chính là lý do khiến môi trường kinh doanh của VN bị đánh giá thấp trên các bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của thế giới.

Thảo luận về luật Doanh nghiệp sửa đổi ngày 21.3, Chính phủ nhất trí cao với đề xuất của Ban Soạn thảo về việc để cộng đồng doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc hạn chế.

Mở cửa tối đa cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh ở Sở KH-ĐT TP.HCM - Ảnh: D.Đ.Minh

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, sau 9 năm thực thi luật Doanh nghiệp (DN) năm 2005 đã tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng hơn. Tuy nhiên, luật cũng bộc lộ những hạn chế về quyền tự do kinh doanh khi thủ tục để DN khởi sự, gia nhập thị trường còn phức tạp, chi phí tốn kém hơn mức cần thiết. Đồng thời, bất cập trong luật khiến quản trị của công ty kém linh hoạt. “Đây chính là lý do khiến môi trường kinh doanh của VN bị đánh giá thấp trên các bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của thế giới”, ông Dũng nói.

“Chi phí rẻ hơn, an toàn và hấp dẫn hơn”

   

Chính vì vậy, trong lần sửa đổi này, mục tiêu lớn nhất theo ông Dũng là DN sẽ được kinh doanh với chi phí rẻ hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, nhiều nội dung tạo thuận lợi cho hoạt động thành lập DN, tạo bình đẳng giữa các thành phần; tăng cường bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, cổ đông. “Nguyên tắc đổi mới tiếp tục được thực hiện theo hướng tự do kinh doanh. DN được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc hạn chế. Tạo thuận lợi hơn cho việc góp vốn thành lập, mở DN, chuyển nhượng vốn, rút khỏi thị trường”, ông Dũng cho hay.

Theo quy định hiện hành, ngành nghề được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Tuy nhiên lãnh đạo Bộ KH-ĐT nhìn nhận, khi khảo sát hầu hết các DN đều cho rằng quy định này gây phiền hà, làm tăng rủi ro và chi phí tuân thủ, cũng như chưa đảm bảo nguyên tắc DN được kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Do đó, dự thảo luật sửa đổi theo hướng không yêu cầu ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận ĐKKD.

Nội dung này trong dự thảo luật nhận được sự đồng tình cao của Chính phủ. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là bước tiến bộ rất lớn sẽ giúp DN giảm chi phí, khiến môi trường kinh doanh tốt lên. Những điều pháp luật không cấm, theo Phó thủ tướng cần khuyến khích, như vậy sẽ cải cách được thủ tục hành chính. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Bộ KH-ĐT cần xây dựng hệ thống dữ liệu đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát được hoạt động của các DN trong từng ngành nghề.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi cho ý kiến cũng khẳng định chủ trương như vậy là hoàn toàn đúng đắn, nhưng khi mở ra thì cũng phải thận trọng trong khâu hậu kiểm, giám sát.

“Chương” riêng về doanh nghiệp nhà nước

   

Những quy định pháp lý đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được loại bỏ ra khỏi luật từ năm 2005, nhưng lần sửa đổi này lại được đưa vào. Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết luật có một chương riêng gồm nội dung quy định chức năng vai trò của DNNN, nguyên tắc bảo toàn phát triển vốn, tổ chức quyền chủ sở hữu vốn nhà nước trong DN… Tuy nhiên, quá trình soạn thảo nhiều ý kiến phản đối, đề nghị không xây dựng chương riêng vì luật DN chỉ quy định loại hình pháp lý không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế. Nếu đưa vào sẽ làm sai lệch kết cấu, tạo sự bất bình đẳng với loại hình DN khác.

Nhiều ý kiến cũng lo ngại đưa chương DNNN vào sẽ chồng chéo với luật Đầu tư và Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN đang được xây dựng. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng hai luật không mâu thuẫn với nhau. Vì chương về luật DNNN không quy định điều kiện ưu ái, chỉ quy định tính đặc thù, quản trị vì tiền nhà nước đưa cho DN chắc chắn phải quản lý. Nhưng về nội dung đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thì ông Ninh đề nghị nên đưa sang luật Đầu tư và Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN để tránh trùng lặp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Nghị quyết T.Ư đã kết luận rõ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN gồm nhiều thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng, nhưng kinh tế nhà nước là chủ đạo. Trong kinh tế nhà nước có nhiều thành phần nhưng DNNN là lực lượng nòng cốt. Do đó, cần phải có một khái niệm rõ ràng về DNNN trong luật, kể cả về chức năng, vị trí.

Thủ tướng lưu ý, khi đã lập ra DNNN thì phải quy định rõ, đặc biệt phải bơm vốn để DNNN có thể hoạt động, như DN tư nhân khi thành lập phải có vốn tự có. Ông yêu cầu Bộ KH-ĐT tiếp tục xây dựng một chương riêng về vai trò, vị trí và các đặc thù của DNNN, còn vấn đề quản lý vốn chuyển sang luật Đầu tư và Quản lý vốn đầu tư nhà nước vào DN.

Tạo hành lang cho “doanh nghiệp xã hội” phát triển

Đặc biệt, lần đầu tiên khái niệm rất mới về “DN xã hội” được đưa vào luật. Theo Bộ KH-ĐT, DN xã hội trước hết hoạt động vì mục tiêu xã hội, lợi nhuận thu được tái đầu tư cho xã hội hay môi trường theo như đăng ký, không chia cho các thành viên cổ đông như bình thường. Khái niệm DN xã hội được thừa nhận về mặt pháp lý, được làm rõ để phân biệt với DN thông thường.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng tình và cho rằng nên có quy định về DN xã hội vì đây là xu thế rất phát triển của thế giới. VN đã có và gần đây nghiên cứu kỹ nhưng theo ông Đam vẫn còn khá mơ hồ. Về cơ bản DN xã hội có 3 đặc trưng lớn là hoạt động vì mục đích xã hội; theo quy luật cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận dùng tái đầu tư cho mục đích xã hội. “Tôi lấy ví dụ rất nhỏ như đại học tư thục. Chúng ta định nghĩa nó là DN xong lại phân làm 2 loại, một loại có lợi nhuận và một loại phi lợi nhuận. Đây chính là mô hình DN xã hội. Nếu chúng ta quy định kỹ trong luật sau này rất đỡ cho các lĩnh vực khác như đào tạo nghề, giáo dục đại học. Tôi ủng hộ đưa vào luật để có quy định tương đối, tạo hành lang cho nó phát triển”, ông Đam kiến nghị.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng xác định trước đây DN xã hội được gọi là phi lợi nhuận, nhưng hoàn toàn không đúng. Bởi đã là DN hoạt động phải có lợi nhuận, nhưng quan trọng lợi nhuận đó ở mức nào, còn lại họ dùng để tái đầu tư cho mục đích xã hội. Do đó, khi đưa vào luật cần cân nhắc khái niệm “xã hội”, định nghĩa cho rõ. “Khi dùng từ xã hội thì nên cân nhắc như chủ trương xây nhà ở xã hội. Hiện nay có nhà nào không phải nhà ở xã hội. Do đó DN xã hội phải được làm rõ, chính sách hỗ trợ thế nào, hoạt động ra sao”, Thủ tướng yêu cầu.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Tăng cường hậu kiểm

Khi cơ quan nhà nước đăng ký thành lập DN có tính chất như đăng ký khai sinh, công bố công khai lên cho toàn xã hội biết về thực thể kinh doanh này, điều này không đồng nghĩa với việc xác nhận hay bảo đảm đó là DN tốt. Việc lừa đảo, vi phạm pháp luật đó là vấn đề của cá nhân và có hàng loạt các chế tài từ hành chính đến hình sự để xử lý. Kinh nghiệm cho thấy nếu hàng rào hành chính dựng lên thì thường sẽ ngăn chặn những người làm ăn chân chính nhiều hơn là loại trừ những người có ý định lừa đảo.

Gốc rễ khắc phục các điểm yếu này theo tôi là phải tăng cường và đổi mới công tác hậu kiểm của cơ quan nhà nước. Chẳng hạn như với một số nhóm DN, địa bàn, cá nhân có tình trạng, nguy cơ lợi dụng thành lập DN dễ dàng cho mục tiêu phi pháp thì cơ quan nhà nước có thể tăng cường tần suất kiểm tra, thanh tra, áp dụng chế độ giám sát chặt chẽ sau khi thành lập. Hay là có hệ thống thông tin kết nối quốc gia để tổng hợp thông tin nhằm phát hiện, đăng tải, cảnh báo các cá nhân đứng tên thành lập DN với mục đích phi pháp... Áp dụng cách thức quản lý cá nhân thành lập DN, ngành nghề, địa bàn phân loại theo mức độ rủi ro, theo cách mà ngành hải quan đang áp dụng khi phân luồng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cách tạo thuận lợi tối đa cho những người có ý định kinh doanh chính đáng, khuyến khích chứ không cản trở họ.

TS Nguyễn Đình Cung,quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư:

Chúng ta đã bước một bước tiến lớn

Quá trình thảo luận về cơ bản những tư tưởng, nội dung mang tính đột phá cải cách cho DN được Thủ tướng và hầu hết các thành viên Chính phủ đồng tình tôi cũng rất vui mừng. Điều quan trọng chúng ta đã bước một bước tiến lớn trong việc mở cửa cho DN tự do kinh doanh những điều pháp luật không cấm, tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Giảm thủ tục thành lập cho DN, cũng như giảm chi phí kinh doanh... Những điều mà Thủ tướng đã kết luận sẽ được chúng tôi tiếp thu để chỉnh sửa trong thời gian tới.

Có một thực tế, đúng là luật DN mà đưa DNNN vào thoạt nghe có thể thấy không phù hợp nhưng cần phải hiểu ở đây là thiết lập một cơ chế, một khung quản trị mới chứ không phải để phân biệt thành phần DN. Luật Đầu tư và Quản lý vốn đầu tư vào DN cũng đang xây dựng nhưng quan điểm của tôi rất rõ ràng, điều quan trọng hơn cả là tư duy mới, cách tiếp cận mới để thiết lập khuôn khổ mới thực sự hiện đại. Nội dung tương thích phù hợp với yêu cầu cải cách DNNN, không thể cơi nới trong hệ thống tư duy cũ và khuôn khổ cũ mà phải thay đổi bằng tư duy mới, cách tiếp cận mới.

A.Vũ - T.Tâm

Nguồn Thanh niên

Nên xem

Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả theo phương châm 5 dễ “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát”.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cùng phổ điểm các môn thi và tổ hợp môn, một số chuyên gia đánh giá kết quả kỳ thi năm nay ổn định, không có sự biến động quá lớn so với năm 2023. Kết quả điểm thi tiếp tục khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(LĐTĐ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo để chung sức cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng đô thị văn minh.
Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh (17/7/1974 - 17/7/2024), 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), mới đây, Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh tổ chức hội thi Sáng kiến, sáng tạo năm 2024. Hội thi thu hút sự tham gia của 18 đội, đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng tại Công ty.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

(LĐTĐ) Cùng với việc công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi. Giáo dục công dân tiếp tục là môn thi có số lượng thí sinh được điểm 10 nhiều nhất với 3.661 thí sinh. Là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi, môn Ngữ văn có 2 thí sinh đạt điểm 10.
Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 cùng kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của 5 tổ hợp môn phổ biến nhất dùng để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động