Cô giáo trẻ với sáng kiến áo phao phòng chống đuối nước tự chế
Tổng kết lớp "Phổ cập bơi phòng chống tai nạn sông nước cho trẻ em" | |
Tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống đuối nước | |
Trẻ học bơi sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời gì? |
Cô giáo Phạm Ngọc Hiệp năm nay 24 tuổi, hiện là giáo viên dạy môn Sinh học tại Trường THCS Vân Hà, huyện Đông Anh. Từ những trường hợp đuối nước thương tâm của nhiều trẻ em, học sinh, đặc biệt là vào mỗi dịp hè, cô Hiệp luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để hạn chế tình trạng đuối nước của học sinh. Vì thế, cô giáo trẻ đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu nguyên lý, vật liệu của những kiểu áo phao thông thường, từ đó tự chế áo phao dựa trên những vật dụng có sẵn trong mỗi gia đình.
Cô giáo trẻ Phạm Ngọc Hiệp chia sẻ về sáng kiến tự chế 3 loại áo phao, giúp phòng chống đuối nước trong học sinh |
Chia sẻ về ý tưởng của mình, cô Hiệp cho biết: Khu vực Đông Anh có rất nhiều sông, hồ, ao, trong khi đó, các em học sinh còn nhỏ tuổi nên không ý thức hết được sự nguy hiểm. Trong khi đó, nhiều gia đình còn nghèo nên không có điều kiện để trang bị áo phao cho con em mình, khiến nhiều trường hợp đuối nước đáng tiếc xảy ra.
“Xuất phát từ ý nghĩ đó nên tôi đã chế tạo ra những chiếc áo phao từ vật dụng trong gia đình, với 3 loại: Áo phao khẩn cấp (được tạo nên từ chính chiếc quần dài học sinh đang mặc), áo phao quần tất (nguyên liệu chính là chiếc quần tất và chai nhựa các loại); áo phao nilon (gồm túi nilon và các chai nhựa).
Tôi đã thử nghiệm và cả 3 loại áo phao tự chế đều thành công, có tác dụng nổi trên mặt nước. Đặc biệt, 3 loại áo phao này đều có cách làm rất đơn giản, dễ kiếm trong gia đình như chiếc quần dài, quần tất... thao tác đơn giản, ai cũng có thể tự làm được. Với các em học sinh, thời gian để tạo ra những chiếc áo phao chỉ mất từ 1-2 phút”, cô Hiệp chia sẻ.
3 loại áo phao cô Hiệp tự chế đều thành công, có tác dụng nổi trên mặt nước. |
Sau khi đã thử nghiệm thành công, cô giáo Phạm Ngọc Hiệp đã chia sẻ sáng kiến của mình với mọi người xung quanh, được các phụ huynh và học sinh hào hứng đón nhận. Đặc biệt, để phổ biến rộng rãi sáng kiến của mình đến với các em học sinh một cách nhanh và dễ hiểu nhất, cô Hiệp đã quay video hướng dẫn từng thao tác, thực hiện từng loại áo phao, rồi lồng ghép tích hợp với các bài giảng trên lớp, nhằm giúp học sinh có thể tự tạo ra những sản phẩm tương tự.
Ngoài giờ dạy trên lớp, cô Hiệp còn hướng dẫn các phụ huynh và trẻ em ở địa phương cách làm áo phao tự chế; chia sẻ video trên mạng xã hội để những chiếc áo phao tự chế có thể phổ biến rộng rãi, giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí, học sinh có áo phao bơi an toàn.
Với những thành công trong thực tế, sáng kiến của cô giáo Phạm Ngọc Hiệp đã được Ban Giám hiệu Trường THCS Vân Hà đánh giá cao và tạo điều kiện để cô Hiệp trình chiếu video trong những tiết giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao ý thức, nhận thức của các em học sinh.
“Việc phổ biến sử dụng những chiếc áo phao tự chế của tôi chỉ là những giải pháp mang tính tình thế. Tôi thật sự mong muốn mỗi em học sinh hiểu được điều mấu chốt là luôn phải cẩn thận khi đi bơi. Các bậc phụ huynh cũng nên chủ động cho các con học bơi và kỹ năng xử lý các tình huống nguy cấp để không còn sự cố đáng tiếc xảy ra. Điều quan trọng nữa luôn cần là có sự chung tay phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để đẩy lùi tình trạng đuối nước ở trẻ em”, cô giáo Phạm Ngọc Hiệp tâm sự.
Hưởng ứng Ngày Phụ nữ sáng tạo năm 2017 với chủ đề “Phụ nữ tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu”, sáng kiến trên của cô giáo Phạm Ngọc Hiệp đã được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen. Và với sáng kiến này, cô giáo trẻ Phạm Ngọc Hiệp cũng được UBND Thành phố Hà Nội khen thưởng và trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2018. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03