Chuyện phố, chuyện phường: Tình huống khó đỡ (Bài 2)

(LĐTĐ) Tôi nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ tinh thần quyết liệt của thành phố về “dẹp loạn chó thả dông”. Đáng dẹp lắm chứ, có đi dạo trên đường phố mới thấy cái cảm giác khó chịu thế nào mỗi khi phải đối mặt với một chú chó. Có thể bị chó cắn lắm chứ, có thể con chó ấy đang mang mầm dại lắm chứ. Thế là không tiêm phòng dại không yên tâm, mà tiêm thì hại sức khỏe, lại tốn kém nữa. Nhưng chuyện chó thả dông đâu chỉ có nguy cơ “cắn người” mà còn một nỗi khổ khác, đó là “mìn phố”
chuyen pho chuyen phuong tinh huong kho do bai 2 Chuyện phố, chuyện phường: Chiếc lá và hạt nho (Bài 1)

Cuộc họp căng thẳng

“Một sáng cuối thu tôi diện bộ “củ” sang trọng nhất và đi một đôi giày cũng vào loại “oách” của mình. Tôi xuống taxi ở đầu phố L. để rủ đi cùng dự đám con một người bạn. Và tôi đi “hiên ngang” dọc phố L với tâm trạng kiểu “Ta nện gót trên đường phố Huế/ Dửng dưng không một chút cảm tình chi” – (thơ Tố Hữu). Tới cửa nhà người bạn. Bà vợ người bạn chừng như biết “nhà sẽ có khách” nên như đã chờ sẵn để mở cửa đón khách vào nhà. Dĩ nhiên rồi, bà vợ người bạn của tôi trông thấy tôi ăn mặc diện, đi giầy đẹp nên không nỡ nhắc tháo giầy để ngoài cửa. Bà ấy nói “Bác cứ tự nhiên đi cả giầy vào nhà ạ”.

Thế là tôi yên tâm và cũng vì ngộ nhỡ để đôi giầy mới ngoài cửa không khéo nó “bay” mất thì sao? Và thế là cánh cửa nhà được khép lại cho đỡ gió. Tôi cùng người bạn của mình ung dung nhâm nhi chén trà nóng, nói dăm câu chuyện thì bỗng đâu cứ vảng vất rồi đậm đặc một thứ mùi rất khó chịu. Thứ mùi khăm khẳm tăng dần độ khó chịu đến mức bà vợ người bạn dù đang ở trong bếp cũng phải lên tiếng. Sau hồi ngó quanh nhìn quanh thì gia chủ phát hiện ra “thủ phạm” gây ra thứ mùi khăm khẳm ấy bốc lên từ đôi giầy của tôi. Người bạn bảo tôi nhấc chân lên xem thử thì kêu toáng: - Ông dẫm phải mìn rồi!”.

chuyen pho chuyen phuong tinh huong kho do bai 2
Ảnh minh họa

Cái tình huống khó đỡ này, tôi, người viết những dòng này, được nghe lại trong một lần họp tổ dân phố. Nhân vật của câu chuyện đã kể lại chuyện của chính mình để nhấn mạnh yêu cầu các hộ đang nuôi chó mèo cần tuân thủ quy định về nuôi thả gia súc cho dù gia súc đó là chó hay mèo cảnh gì đi nữa, nhân vật còn đề nghị phạt nặng những ai để chó mèo phóng uế bừa bãi. Cuộc họp hôm đó khá căng bởi những nhà nuôi chó mèo đưa ra cái lý “Gia súc chứ phải người đâu mà bắt nó “ngồi” toilet”.

“Mìn phố” – Nỗi niềm đâu chỉ của riêng ai?

Tôi được nghe tới câu “mìn” đâu như cũng cách đây hơn ba mươi năm. Số là “anh lính biên giới” là tôi tối ấy lần đầu được phép dẫn cô bạn gái đi chơi. Chúng tôi vào vườn hoa Lý Tử Trong bên hồ Tây để tâm sự. Vì ra muộn nên những chỗ có thể “thầm kín” được đều hết chỗ. Chỉ tay vào bãi cỏ khá mướt dưới ánh đèn điện tôi rủ cô bạn gái vào đấy ngồi cho đỡ mỏi chân. Cô bạn cười lắc lắc đầu.Tôi chột dạ vì không khéo cô ấy nghĩ mình “giở trò” gì đây nên lúng túng phân bua. Cô bạn cười rồi ghé sát tai tôi bảo “Chỗ ấy chắc có mìn nên không ai ngồi”. Ra vậy.Tối đó chúng tôi đành đi loanh quanh rồi về như đã hẹn với mẹ cô ấy.

Có ai đó đã nói vui “Các gốc cây ở Hà Nội bây giờ đều là toilet của chó”. Dạo này người Hà Nội phát triển “phong trào nuôi thú cưng” nên chó nhiều và lắm chủng loại. Nhỏ thì như chó Phốc mà to thì Ngao Tây Tạng. Tôi không rành về chó nên không thể kể tên các chủng loại chó “cưng” mà người Hà Nội đang nuôi. Nhà riêng nuôi chó đã đành. Khu tập thể và chung cư cao cấp người ta cũng nuôi chó mới “chán” chứ. Về tiếng sủa của chó thì tôi đã viết ở bài trước, bài này tôi chỉ nói về “mìn” tức là chất thải do chó thải ra thôi.

Nhà tôi ở gần vườn hoa Vạn Xuân, người ta hay gọi là vườn hoa Quán Thánh vì nó nằm giữa phố Quán Thánh và phố Phan Đình Phùng. Tôi nói thật nhé, không phải mỗi gốc cây mà là cả vườn hoa này là một cái toilet khổng lồ dành cho những con thú cưng. Sáng sáng, cùng với các cụ tập dưỡng sinh, cùng với các cháu chơi nhảy dây, cùng với các cô các chị nhún nhẩy theo tiếng nhạc là tiếng chó sủa. Nhục nhất là “mìn”, những con chó được chủ của nó tháo xích, tháo rọ mõm để chúng cũng được “dưỡng sinh”. Và thế là những chú chó ấy thoải mái “thả mìn”.

Gốc cây á, xưa rồi, chúng thả mìn vung vãi bãi cỏ, vung vãi cả mặt sân lát đá phiến. Nhục nhất là gặp trời mưa. Mưa to thì còn tàm tạm vì nước chảy mạnh sẽ cuốn trôi những cục mìn ấy vào chỗ thoát nước, còn mưa nhỏ kiểu lây rây thì thôi rồi. “Mìn” nhão ra, be bét, vương bệt trên mặt sân, dính nhớp nháp khắp lối đi. Cái vườn hoa mà thời bé tôi rất thích vào đấy để ngồi cầu bập bênh, để trượt cầu trượt vậy mà giờ đây nếu có việc phải ngang qua đấy tôi đều rón rén vừa đi vừa cắm mặt nhìn đường để khỏi dẫm phải “mìn”.

Lại có chuyện này nữa, có lần đến phố Trung Liệt, cái đoạn ngay đầu phố giáp với phố Tây Sơn ấy, tôi thấy la liệt những “mìn”, và có cả những “ông chủ chó” đang tiếp tục cho thú cưng “thả mìn”. Nếu chỉ có vậy vẫn chưa lạ, lạ là ngay bên cạnh “bãi mìn” ấy, nhiều người vẫn thản nhiên “dùng bữa” của mấy quán hàng ăn lấn chiếm vỉa hè. Hóa ra dân phố ta dễ dãi thật. Ăn phải bỏ tiền hẳn hoi nhé, thế mà vẫn ăn ngon bên cạnh “mìn” được.

Hoan hô ông Đông

Dường như chủ nhân của những con thú cưng không cần biết đến thiên hạ. Họ chỉ cần mỗi điều là thú cưng của mình được “giải quyết nỗi buồn” ngoài phố, trong công viên vườn hoa xong xuôi là ung dung dắt nó về nhà. Nhà mình sạch sẽ thơm tho là được rồi. Chỗ công cộng ấy ai buồn mặc ai. Vậy nên dạo này “mìn phố” nhiều đến nỗi chán chả muốn nói. Mà không nói thì cứ chịu như vậy mãi à?

Phạt. Nhắc nhở. Phê bình. Nêu trong các cuộc họp tổ dân phố nhưng dường như những người mà tôi dám chắc rằng nhà họ đang nuôi chó có dự họp nhưng họ cứ “vô tư” đi, họ nghĩ rằng “Chắc là người ta đang nói ai đó chứ họ chừa mình ra”. Chừa mình ra rồi thì mình cứ “thoải mái con gà mái” miễn sao những con thú cưng của mình được thả rông mà nhung nhăng chạy nhảy và được tự do “thả mìn” là được.

Ôi khốn thay chó là loại động vật mà phàm là động vật là chúng “thả mìn” theo khứu giác. Khứu giác nghĩa là chúng “thả mìn” ở đâu thì hôm sau, thì lần sau cứ hít hít đến đúng chỗ đó để “thả mìn”. Thành thử hè phố, gốc cây, vườn hoa cho dù công nhân vệ sinh đã quét dọn hàng ngày nhưng thứ mùi của “mìn phố” lưu cữu lâu ngày. Lâu ngày nên những con thú cưng cứ nhè nơi ấy, chỗ ấy để “thả mìn” mới cực. Lâu ngày nên “cái chỗ” ấy tự dung biến thành cái toilet của thú cưng?

Trong khu tập thể số 8 mà tôi đang sống có ông Đông, mọi người gọi vui là ông Đông “chó”, gọi thế là bởi nhà ông Đông nuôi chó sinh sản. Âu cũng là một “kế sinh nhai” khi mà “phong trào nuôi thú cưng” nẩy nở. Nẩy nở tức là có cầu mà đã có cầu ắt sẽ có cung. Dân khu tập thể số 8 nói sau lưng ông Đông “Chỉ mấy con chó đẻ thôi mà nhà ấy nuôi hai con học đại học đấy”. Tốt quá đi rồi. Mưu sinh lành mạnh thì ai tính đến sang hèn.

Sáng sáng người dân trong khu tập thể số 8 lại thấy cánh cổng nhà ông Đông “chó” bật mở. Từ trong sân nhà ông Đông tức thì vừa vang lên tiếng chó gâu gâu vừa thấy lao ra ba bốn con chó to nhỏ giống má đủ loại. Ông Đông vừa quát lũ chó vừa vất vả bám theo chúng. Ông Đông vất vả bám theo bởi vì không như người ta, người ta tháo xích để mặc những con chó chạy thục mạng rồi lững thững theo sau, còn ông Đông thì nhất nhất giữ nguyên xích, tay phải nắm giữ thật chặt ba bốn cái xích, tay trái cầm theo một chiếc chổi tre với chiếc hót rác có nắp, ông vất vả chạy cho kịp đà chạy của lũ chó.

Ông Đông xua lũ chó chạy cho mau chứ dứt khoát không cho một con nào đó có ý định dừng lại để “giải quyết nỗi buồn”. Gì thì gì cũng phải đúng chỗ và gọn ở một chỗ. Những con chó nhà ông Đông hộc tốc chạy khiến ông Đông cũng bở hơi tai. Tới chỗ như đã định ông Đông mới ghì những sợi dây xích lại. Lũ chó chỉ chờ có thể. Chúng chạy vòng quanh gốc cây để hin hít và chúng ghếch chân lên…

Cứ ghì dây xích ở đúng chỗ đã cho lũ chó dừng lại quen thuộc ấy và chờ cho lũ chó “giải quyết nỗi buồn” xong bấy giờ ông Đông mới cột những sợi dây xích vào gốc cây, dĩ nhiên là gốc cây ấy đã được ông Đông đóng vào thân một chiếc đinh sắt vững chắc. Lũ chó chỉ quanh quẩn quanh đó. Chúng đợi chủ nhân, ông Đông “chó” cặm cụi quét quét hót hót những cục phân chó vào chiếc hót rác. Chúng đợi ông làm “vệ sinh” gốc cây xong xuôi rồi phởn phơ theo chủ nhong nhong trở về nhà. Ông Đông mang đám phân chó ấy về nhà mình đổ vào toilet chứ không đổ vào thùng rác công cộng. Tò mò hỏi ông về điều đó thì nhận được câu trả lời “Đổ vào thùng rác công cộng nó bốc mùi lên người đi qua ai chịu nổi. Đổ vào toilet nhà mình có tốn tí nước dội nhưng nó sạch sẽ. Mình làm thế bà con không ai nói gì được”.

Kể chuyện ông Đông, tôi cứ ước giá như cư dân phố ta, nhà ai có nuôi chó mèo cũng lamg được như ông. Khi ấy sẽ không còn “tình huống khó đỡ” như đã kể. Và cái nỗi niềm chẳng của riêng ai về “mìn phố” sẽ biến thành niềm vui của mọi người.

Nguyễn Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động