Chuyên gia Nga đánh giá về hiệu quả của FTA giữa Việt Nam và EAEU
Tâm lý sính ngoại làm khó hàng Việt | |
Mở cửa thị trường Á - Âu: Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam | |
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam phát triển tại Nga | |
Việt Nam sẽ 'kiếm' hơn 23 tỉ USD khi vào TPP |
Tiến sỹ kinh tế học Artem Pylin trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. (Ảnh: Tâm Hằng/Vietnam+) |
Đánh giá về hiệu quả và những vấn đề còn tồn tại của thỏa thuận, tiến sỹ Pylin nhấn mạnh thỏa thuận này rất quan trọng với Nga với tư cách là nền kinh tế đầu tàu trong EAEU. Trong khi Việt Nam đã ký khoảng 15 thỏa thuận tương tự thì đây là thỏa thuận FTA đầu tiên của EAEU. Do đó, Nga đánh giá rất cao kinh nghiệm của Việt Nam và rất mong muốn thỏa thuận trên được đánh giá đúng đắn.
Một trong những mục tiêu của thỏa thuận, cụ thể là mục tiêu của quy định miễn giảm thuế, là tăng được xuất khẩu. Trong một năm qua, theo thống kê chính thức của Ủy ban Liên minh kinh tế Á-Âu, từ tháng 1 đến tháng 7/2017, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EAEU đã tăng mạnh, gần 30%. Trong khi đó, xuất khẩu từ EAEU dù tăng nhưng chỉ khoảng 11%, tức là bằng 1/3 xuất khẩu của Việt Nam vào EAEU.
Như vậy, về hiệu quả ngắn hạn, có thể nói Việt Nam đang đạt hiệu quả cao hơn EAEU. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là dòng hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đối đa dạng, chủ yếu là hàng tiêu dùng, được người dân sử dụng rộng rãi như điện thoại di động, máy tính, hàng kỹ thuật văn phòng và đặc biệt là hàng thực phẩm: chè, lạc, tôm, hàng may mặc. Tất cả các nhóm này đều tăng trưởng ngay từ những ngày đầu thỏa thuận có hiệu lực.
Về phần EAEU, sở dĩ tăng trưởng xuất khẩu chưa cao bằng vì hàng xuất khẩu từ EAEU chủ yếu là hàng phục vụ nhu cầu đầu tư như dầu, sản phầm dầu, phân bón, kim loại, thiết bị ôtô. Những dòng hàng này khó tăng xuất khẩu hơn vì cần có những hợp đồng lớn, những thỏa thuận vận chuyển đặc thù và khách hàng là những tập đoàn, tổng công ty lớn.
Theo tiến sỹ Pylin, chênh lệch trong tăng trưởng giữa xuất khẩu từ Việt Nam sang EAEU và từ EAEU sang Việt Nam là một tồn tại mà Nga đã dự báo trước.
Ngoài nguyên nhân nêu trên, một nguyên nhân khác là sự suy giảm trong chính nền kinh tế Nga. Trong khi Việt Nam đạt tăng trưởng tới gần 7% thì Nga mới đang phấn đấu đạt 2%. Suy giảm trong xuất khẩu của Nga sang Việt Nam năm 2016 lên tới gần 25%. Xuất khẩu của Nga tiếp tục giảm gần 4% trong đầu năm 2017.
Tồn tại thứ hai mà Nga ghi nhận là vấn đề hàng qua lại biên giới, trong đó giá dịch vụ vận chuyển, cung ứng tăng, và vấn đề tỷ giá đồng ruble. Tất cả những tồn tại đó đều nằm trong dự báo và Nga vẫn đang nghiên cứu tìm cách giải quyết.
Dự báo về những thay đổi trong chính sách thương mại tới đây của Nga, tiến sỹ Pylin cho rằng những thay đổi nếu có sẽ phụ thuộc vào các rủi ro. Một trong những rủi ro đầu tiên là Nga đã không tận dụng được Thỏa thuận để tăng xuất khẩu của mình sang Việt Nam. Rủi ro thứ hai là khả năng Việt Nam sẽ giảm mạnh thuế cho hàng hóa từ EU khi FTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực. Nga phải suy nghĩ để tính toán khả năng đó trong chính sách thương mại của mình.
Theo tiến sỹ, cạnh tranh tại thị trường Việt Nam sẽ tăng, còn cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam của hàng hóa Nga và EAEU khó có thể tăng. Và như vậy muốn vững chân tại Việt Nam, Nga cần phải có thay đổi trong chính sách.
Riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang muốn vào thị trường EAEU, tiến sỹ Pylin nhận định với tốc độ tăng trưởng 7%, Việt Nam cần thị trường tiêu thụ cho hàng hóa của mình và thị trường 183 triệu dân của EAEU rất hấp dẫn. Song ông lưu ý một điều rằng các doanh nghiệp nên tập hợp lại thành lập liên doanh, tạo thành chuỗi giá trị gia tăng, cùng với những thương hiệu mạnh. Điều đó sẽ giúp tăng khả năng thâm nhập thị trường./.
Theo Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35