Chúng tôi đã và đang thể hiện tiếng nói của mình
Giữ trọn niềm tin | |
Người bạn gần gũi của CNVCLĐ. |
Còn nhớ, cuối tháng 11.2014, bà Trần Thị Ngọc (đại diện cho tập thể công nhân Nhà máy Dệt Minh Khai, Công ty TNHH MTV Dệt 19.5) tới “cầu cứu” chúng tôi trong tình trạng mệt mỏi, vô vọng. Theo phản ánh của bà Ngọc: Gần 30 năm làm việc trong nhà máy, hàng chục nữ công nhân đã suy giảm sức khỏe, tuổi xuân vì làm trong môi trường không đảm bảo. Đến tháng 8.2014, hơn 30 lao động xin chấm dứt HĐLĐ, nhưng toàn bộ quyền lợi như tiền trợ cấp thôi việc, chốt sổ BHXH… Cty đều không thực hiện đúng quy định.
Nhiều tập thể lao động tìm đến Báo Lao động Thủ đô. |
Trong khi chế độ, chính sách với NLĐ chưa được đáp ứng thì một số công nhân đã mất vì sức khỏe quá yếu. Như trường hợp chị Phùng Thị Huyền Nga (công nhân phân xưởng Hoàn thành 2), mới 37 tuổi, vừa làm đơn xin nghỉ việc được 2 tháng thì mất vì bệnh ung thư phổi, để lại 2 đứa con nhỏ dại. Ngoài ra, còn một số trường hợp khác đang ngày đêm chống chọi với căn bệnh ung thư. Dù mang trọng bệnh, nhưng họ vẫn khắc khoải chờ đợi được giải quyết chế độ chính sách… Ngay sau khi nhận được phản ánh của NLĐ, chúng tôi đã liên lạc với lãnh đạo Cty TNHH MTV 19.5 qua điện thoại để đặt lịch làm việc. Khi phóng viên và lãnh đạo Cty còn chưa có buổi làm việc chính thức thì ngày 6.12.2014, toàn bộ 31 công nhân đã được trả tiền trợ cấp thôi việc với tổng số tiền hơn 1,2 tỉ đồng. Tại buổi làm việc với phóng viên sau đó, lãnh đạo Cty khẳng định sẽ đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ.
Với tiếng nói chân thực, khách quan và thấu tình đạt lý của mình, không ít vụ việc, khi phóng viên phản ánh nội dung kiến nghị của NLĐ, phía doanh nghiệp đã ngay lập tức xem xét, kiểm tra và thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Giữa tháng 4.2016, chúng tôi nhận được email của một lao động tố cáo hành vi vi phạm luật lao động của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Theo nội dung của NLĐ phản ánh, hàng trăm lao động khi vào làm việc tại doanh nghiệp này đều phải thế chấp 5 triệu đồng. Sau khi làm được một thời gian, phía doanh nghiệp có hứa hẹn sẽ trả lại tiền cho NLĐ, nhưng cứ lần khất không thực hiện khiến NLĐ bức xúc. Ngay sau khi nhận được thông tin, phóng viên đã gọi điện phản ánh nội dung trên tới lãnh đạo doanh nghiệp. Và ngay hôm sau, doanh nghiệp này đã đăng thông tin trên website cá nhân thông báo sẽ hoàn trả số tiền 5 triệu cho toàn thể NLĐ.
Gần đây nhất, ngày 23.4.2016, Báo Lao động Thủ đô có bài phản ánh, tháng 3.2014, anh Vũ Văn Quý - đại diện cho nhóm công nhân ký hợp đồng thi công gói thầu số 9, tỉnh lộ 127 Lai Châu (Dự án Thủy điện Lai Châu) với Công ty TNHH một thành viên 492 (thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn). Đến ngày 31.3.2015, nhóm công nhân do anh làm tổ trưởng đã hoàn thành công việc theo đúng hợp đồng và bàn giao hiện trường cho phía Công ty 492. Sau đó, hai bên đã thống nhất công việc và làm biên bản đối chiếu công nợ. Kết thúc hợp đồng với số công nợ mà Công ty 492 còn nợ nhóm công nhân là 301 triệu đồng, đã khiến cuộc sống của nhóm công nhân do anh Quý làm tổ trưởng đã gặp muôn vàn khó khăn. Từ phản ánh của phóng viên, ngày 21.4.2016, Ban lãnh đạo Công ty 492 đã họp bàn, trả cho nhóm anh Quý 20 triệu đồng. Ngoài ra, đã lập bản cam kết trước ngày 30.4 trả 50 triệu đồng, trước ngày 30.5 trả 100 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ được thanh toán hết trước ngày 30.6. “Bị công ty nợ gần 1 năm nay khiến cuộc sống của chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn. May mắn là Báo Lao động Thủ đô nhanh chóng điều tra và có bài viết phản ánh kiến nghị của người lao động, nên phía công ty đã có động thái trả nợ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự vào cuộc hết sức kịp thời của Báo Lao động Thủ đô” - anh Vũ Văn Quý vui mừng chia sẻ…
Bảo vệ NLĐ là trách nhiệm của chúng tôi, những phóng viên làm mảng điều tra. Phải nhìn nhận thực tế, khi vào cuộc điều tra từ đơn thư kiến nghị của NLĐ, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn để khai thác, tìm tòi tư liệu, nhưng cái khó trong mỗi vụ việc chính là hiệu quả cuối cùng. Nhiều năm qua, phóng viên đã tiếp biết bao NLĐ, với đủ lứa tuổi, ngành nghề, hoàn cảnh… Không nhiều, nhưng cũng không ít vụ việc mà Báo Lao động Thủ đô giành phần “thắng”. Và đó là niềm vui của chúng tôi, những người luôn hết lòng, cam kết thực hiện đúng trách nhiệm của những người “cầm bút bảo vệ người lao động”.
Ông Lê Chí Thành (Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín): Những năm gần đây, Báo Lao động Thủ đô đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Nội dung phong phú hơn trước, nhưng vẫn đảm bảo những thông tin hữu ích từ mọi hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp. Báo Lao động Thủ đô giờ đây đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo CNVCLĐ huyện Thường Tín. Nhu cầu đọc báo của NLĐ ngày càng cao, nên từ khi Báo Lao động Thủ đô điện tử được đầu tư, NLĐ nói riêng và bạn đọc nói chung cũng phần nào cảm thấy hài lòng với lượng thông tin mà báo đem lại. Chị Hoàng Minh Thu (Cán bộ UBND quận Hoàng Mai): Báo Lao động Thủ đô là một tờ báo có tính đặc thù rất riêng. Vì thế mà tiếng nói của báo cũng rất khác biệt. Nhiều năm theo dõi nội dung báo, có thể thấy, “đặc sản” của báo là bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Nhưng bảo vệ NLĐ cũng phải dựa trên quy định của pháp luật, không thể lúc nào cũng đặt quyền lợi của NLĐ lên hàng đầu mà không nhìn lại phía doanh nghiệp. Cá nhân tôi cũng đã từng nhờ phóng viên của Báo một số vụ việc bảo vệ NLĐ. Tuy nhiên, qua từng vụ việc cụ thể, có thể thấy, bBáo Lao động Thủ đô đã có những bài viết hết sức khách quan, thông tin nhiều chiều và đặc biệt là không để xảy ra thắc mắc, khiếu kiện từ phía chủ sử dụng lao động cũng như NLĐ. Anh Nguyễn Sỹ Hùng (Công ty CP Xây dựng công trình Văn hóa Thể thao và Du lịch): Với công nhân lao động nói chung, điều họ cần nhất là kiến thức về pháp luật lao động. Báo Lao động Thủ đô những năm gần đây đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu của NLĐ. Nhiều chuyên mục, bài viết bám sát vào những tình huống, câu chuyện có thật trong đời sống của NLĐ. Những thắc mắc của NLĐ khi đến với báo hầu như đều được trả lời thỏa đáng. Bên cạnh đó, nhiều bài viết khác cũng bám sát hơi thở cuộc sống, những vấn đề nóng đang diễn ra khiến cho tờ báo ngày càng đa dạng về thông tin, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng bạn đọc. |
Hoàng Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15