Chú trọng khen thưởng đối với công nhân, lao động trực tiếp
Đổi mới tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng trong các cấp Công đoàn | |
Nâng cao vị thế Công đoàn trong tình hình mới | |
Đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên |
Liên đoàn Lao động quận Long Biên khen thưởng công nhân lao động “sáng kiến, sáng tạo” |
Nâng tỷ lệ khen thưởng đối với người lao động trực tiếp
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phong trào thi đua phải trở thành động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác và sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng người đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề.
Trọng tâm thi đua phải hướng về cơ sở, khen thưởng tập trung đối với lao động trực tiếp sản xuất, công chức, viên chức không giữ vị trí lãnh đạo, quản lý; khen thưởng cần đảm bảo tính nêu gương, giáo dục, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong thi đua, khen thưởng.
Bày tỏ quan điểm cần nâng cao chất lượng công tác khen thưởng đối với công nhân, lao động trực tiếp sản xuất, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, bà Đỗ Thúy Phượng - Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - tổng hợp (Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương) nhấn mạnh: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo (gọi tắt là công nhân, người lao động) là một trong những nội dung quan trọng trong đổi mới công tác thi đua, khen thưởng được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện trong những năm qua.
Cụ thể, Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Chính trị (tháng 1/2013) đã nêu “Chuyển hướng sang khen thưởng cho đối tượng là các tập thể nhỏ, khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, người lao động sáng tạo”, “tạo sự chủ động, trực tiếp, kịp thời trong khen thưởng, nhất là khen thưởng đối với người lao động trực tiếp, công nhân, nông dân”; Chỉ thị số 34 CT/TW ngày 7/4/2014 của của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng cũng chỉ đạo “Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất…”.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các nghị định của Chính phủ đã có quy định riêng về tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với công nhân, nông dân, người lao động, trong đó quy định chi tiết về nguyên tắc, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến và các hình thức khen thưởng Huân chương Lao động (các hạng), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng nói chung và đối với người công nhân, người lao động nói riêng…
Theo bà Đỗ Thúy Phượng, số lượng, chất lượng khen thưởng công nhân, người lao động những năm gần đây đã tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn rất hạn chế, tỷ lệ khen thưởng còn thấp, đặc biệt là các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp. Trong phạm vi cả nước, công tác khen thưởng đối với công nhân, người lao động không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số bộ, ngành, địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa có nhiều giải pháp hiệu quả để tăng cường khen thưởng đối với công nhân, người lao động.
Vì vậy, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - tổng hợp Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương nhấn mạnh: Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, để tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nói chung và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng đối với công nhân, người lao động nói riêng, thời gian tới cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trọng tâm là Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị (Khóa XI).
Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với công nhân, người lao động, như: Quy định tiêu chuẩn riêng tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” đối với công nhân, người lao động trực tiếp; sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng theo hướng cụ thể, rõ ràng, định lượng, để công nhân, người lao động trực tiếp có thể tiếp cận và thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả; quy định về trình tự, thủ tục khen thưởng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xem xét, thẩm định, khen thưởng kịp thời cho công nhân, người lao động…
Cần hướng tới thực chất, hiệu quả
Là địa phương có nhiều hoạt động thi đua hướng tới động viên công nhân, lao động trực tiếp, như: Phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”; phong trào “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”, “Lao động sáng tạo”; phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”… ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị: Thời gian tới, các cấp công đoàn cần quan tâm phát động các phong trào liên quan đến nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn giai đoạn hiện nay là: Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, như: Thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, an toàn vệ sinh lao động.
Cũng theo ông Tạ Văn Dưỡng, cần quan tâm chú trọng đến khen thưởng, động viên những công nhân, lao động trực tiếp phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tiến thiết bị máy móc, nơi làm việc, góp phần giảm nhẹ sức lao động cho người lao động; hướng các phong trào thi đua về cơ sở với phương châm thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.
Bàn về giải pháp đổi mới phương thức tổ chức phong trào thi đua trong các cấp công đoàn, PGS.TS Dương Văn Sao - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn cho rằng: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến tạo động lực vật chất, tinh thần cho các phong trào thi đua trong CNVCLĐ. Để thu hút được đông đảo CNVCLĐ tự giác tham gia thi đua, vấn đề có tính quyết định là phải tạo được động lực thu hút, khuyến khích, lôi cuốn người lao động tự giác nỗ lực tham gia.
Muốn vậy, trong tổ chức thi đua phải thực sự quan tâm đến lợi ích người lao động, phải gắn thi đua nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với lợi ích người lao động, để tạo động lực lôi cuốn, khuyến khích tính tự giác, lòng nhiệt tình, tính năng động, sáng tạo của đông đảo người lao động.
Cũng theo PGS.TS Dương Văn Sao, quan tâm đến tạo động lực trong thi đua, thực chất là phải gắn thi đua với khen thưởng. Tuy nhiên, để khen thưởng trong thi đua có tác dụng thiết thực cần chú ý tới tính khác biệt và nhu cầu của các đối tượng tham gia thi đua. Cụ thể, đối với công nhân lao động trực tiếp sản xuất, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, ở đó người lao động làm việc chủ yếu vì mục tiêu kinh tế, thu nhập của họ nhìn chung còn thấp cường độ lao động tương đối cao, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, việc khuyến khích bằng lợi ích vật chất là rất cần thiết để tạo động lực mạnh mẽ cho họ tham gia thi đua. Trong khi đó, đối với tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, những người trong lĩnh vực quản lý, hành chính sự nghiệp, sáng tác, nghiên cứu… họ có nhu cầu thể hiện và khẳng định cá tính riêng, nên bên cạnh những quan tâm đến lợi ích vật chất, còn phải chú trọng hơn đến các khuyến khích tinh thần, đề cao giá trị tinh thần văn hóa, tạo ra môi trường tự do dân chủ, ưu tiên đến việc tôn vinh các giá trị tinh thần để khuyến khích lao động sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23