Chiêm ngưỡng nhà cổ 400 tuổi ở ngoại thành Hà Nội
Thành đoàn Hà Nội tổ chức Tết thiếu nhi cho con công nhân | |
Sắp diễn ra ngày hội “Không khí sạch – Hà Nội xanh” |
Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được mệnh danh là ngôi làng cổ nhất Việt Nam, hội tụ đầy đủ các giá trị văn hóa của làng Việt cổ xưa. Hiện nay, Đường Lâm còn bảo tồn được khoảng hơn 100 ngôi nhà cổ trong đó nhà cổ có niên đại khoảng 400 năm chỉ còn trên dưới 5 căn.
Nhà ông Cao Toàn (65 tuổi) là ngôi nhà cổ có diện tích lớn nhất ở Đường Lâm với diện tích khoảng 400m2 tính cả nhà cổ, đất đai sân vườn. Nếu như những nhà cổ khác đã được trùng tu cải thiện đời sống sinh hoạt thì nhà ông Toàn gần như vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc, vật liệu của người xưa nhà tranh vách đất.
Trải qua bao thăng trầm, ngôi nhà cổ gần 400 tuổi ở Đường Lâm vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục kiến trúc trong khuôn viên là hình thức liên kết giữa nhà chính và nhà phụ, thường kết cấu theo kiểu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn. |
Làng Đường Lâm xưa có truyền thống làm tương bần ngon nhất nhì Hà Nội nên trước sân nhà nào cũng có nhiều chiếc chum to để đựng tương. |
Kết cấu của nhà chính gồm 5 gian 2 dĩ. Trong đó, 3 gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, ngay cạnh là nơi tiếp khách, phòng ngủ được bố trí ở hai gian bên cạnh. |
Phòng khách có bộ bàn ghế tre trở thành nơi thăm quan tiếp đón chủ yếu khách du lịch. |
Ngôi nhà được xây dựng từ thế kỉ 17, chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim. Sau khoảng 400 năm thì dấu ấn thời gian đã xuất hiện trên những cánh cửa trước bàn truyền thống được lắp giữa các cột đan xen, cánh cửa có thể tháo rời. |
Những đồ vật gợi đến nét đặc trưng của miền quê Bắc Bộ, đây cũng là điểm đặc biệt thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài. |
Ông Cao Toàn – chủ căn nhà cổ cho biết, gia đình ông mấy chục năm nay phải sống 3 thế hệ trong không gian này. Vợ chồng ông Toàn đã phải dựng thêm một lán nhỏ thuộc sân vườn nhà cổ để ở và làm ăn. Trong đó, vợ chồng ông với người con thứ 2 ở lán nhỏ, còn vợ chồng con trai cả và 2 đứa cháu ở trong căn nhà phụ thuộc nhà cổ. |
Các vật dụng hiện đại xen lẫn với không gian cổ xưa, căn bếp nằm cạnh bức tường đá ong "của riêng" xứ Đường Lâm. |
Cũng theo chủ nhà, năm 2006 Đường Lâm nhận danh hiệu làng cổ cấp quốc gia, nhiều người dân hồ hởi hy vọng về một sự đổi đời, khởi sắc của du lịch. Cũng vì thế, để giữu nguyên trạng giá trị lịch sử việc xin cấp phép sửa chữa vô cùng khó khăn. |
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57