Chia sẻ của thạc sĩ giỏi nước ngoài trượt công chức Hà Nội
Thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc trải lòng thi trượt công chức | |
Hà Nội: 30 thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc... trượt công chức |
Vì sao lại trượt?
Một thạc sĩ - chúng tôi sẽ gọi là “anh T” - chia sẻ: Với bộ hồ sơ đã qua rất nhiều vòng xét duyệt, đề thi kiểm tra ở vòng sát hạch có 4 câu hỏi “không có barem điểm”.
Đến khi phỏng vấn có 3 người, không có giám sát không ghi âm, không biết cho điểm thế nào.
Minh họa: Ngọc Diệp |
Họ hỏi tôi 3 câu mà tôi còn nhớ rất rõ. Câu thứ nhất: “Anh làm bài thi viết được bao nhiêu %?”, câu thứ hai: “Vị trí và chức năng của đơn vị mà anh dự tuyển?”, câu thứ ba: “Giới thiệu về bản thân”. Trả lời 3 câu này xong là đi ra".
Nói thêm về bài thi viết, anh T. kể trước khi thi 10 ngày, mọi người được phát nội dung ôn tập. Phần lý thuyết chung anh một ngày là thuộc lòng từng chữ. Những ngày còn lại, anh học ngày học đêm, tìm kiếm các văn bản pháp luật liên quan đến vị trí dự tuyển để đọc, tìm hiểu qua mạng, qua bạn bè những vấn đề cụ thể của công việc để chuẩn bị câu trả lời.
"Số lượng giấy tôi in tài liệu ra đọc phải gần 3 thếp giấy khổ A4. Nhưng thật là khó mà có thể nhở từng câu, từng chữ trong toàn bộ văn bản pháp luật được. Với kinh nghiệm về thi cử, sau khi đã đọc, học nghiên cứu toàn bộ phần kiến thức chung, tôi đã đặt trọng tâm ôn thi. Như thế, tôi đã giảm được 2/3 lượng kiến thức chuyên ngành cần nhớ để tập trung vào trọng tâm. Và khi đi thi, tôi đã thành công, các câu hỏi đều nằm trong nội dung trọng tâm mình đề ra. Có điều, trong phần kiểm tra viết 60 phút có câu hỏi nằm ngoài nội dung ôn tập mà Sở Nội vụ đưa, nhưng tôi vẫn làm được, vì tôi đã từng đọc qua trong quá công tác trước đây” - anh T nhớ lại.
Điều mà anh T băn khoăn là cùng đợt sát hạch, bên cạnh 63 người là thủ khoa, thạc sĩ loại giỏi nước ngoài, còn có 80 người nữa thuộc diện có kinh nghiệm 5 năm công tác.
Tôi muốn thay đổi
Sau khi kết quả kỳ thi sát hạch được công bố, lãnh đạo Sở Nội vụ đã giải thích về nguyên nhân tại sao có tới 30 ứng viên không qua được vòng sát hạch. Anh T tâm tư: “Đừng bao giờ nói chúng tôi không tâm huyết. Không tâm huyết, chúng tôi thi công chức làm gì? Trong khi đó các công ty, tập đoàn nước ngoài thì đang vẫy gọi với nhiều chế độ ưu đãi về lương bổng và điều kiện phúc lợi khác”.
Minh họa Vũ Toàn |
Lúc mới ra trường, anh T. không chọn con đường "vào công chức vì điều kiện kinh tế gia đình khá khó khăn, bố mẹ già cả, đều làm nông. Tốt nghiệp ĐH, anh làm giảng viên một trường đại học, có học bổng toàn phần đi học nước ngoài. Kết thúc du học, anh về làm qua đủ công ty nước ngoài lẫn cơ quan Nhà nước.
"Đến bây giờ, khi kinh tế đã tạm ổn, tôi muốn quay trở lại môi trường Nhà nước, với hy vọng bằng vốn kiến thức mình có thì sẽ có cơ hội được đóng góp chút sức lực nhỏ bé cho đất nước, quê hương, để xã hội tốt hơn”.
“Tất nhiên, nếu được nhận, tôi chẳng ảo tưởng mình làm gì được ngay khi còn là nhân viên thử việc. Trong thời gian đầu, tôi đã dự kiến thực hiện mọi nhiệm vụ cơ quan được giao, nhưng hướng lâu dài là nghiên cứu các văn bản pháp quy liên quan tới công việc. Tôi đã trải qua công việc liên quan tới vị trí làm việc mà mình dự tuyển, nhưng ở phía người làm doanh nghiệp, tôi biết các quy định hiện hành hổng ở chỗ nào, nên sẽ có thể đề xuất cách xử lý”.
Góp ý cách tuyển dụng khác
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 24), tại Điều 19 về Những trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng, đưa ra 3 trường hợp được xem xét, tiếp nhận công chức không qua thi tuyển là: Người tốt nghiệp thủ khoa các trường ĐH trong nước; Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi và xuất sắc ở nước ngoài; Người có kinh nghiệm 5 năm công tác.
Thông tư số 13/2010/TT-BNV quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24, tại Điều 10, mới đề cập tới việc sát hạch đối với những trường hợp đặc biệt.
“Như vậy, với kỳ kiểm tra sát hạch như cách làm của Hà Nội, thì rõ ràng là những trường hợp đặc biệt nêu trên phải chịu cả hai hình thức vừa thi tuyển vừa xét tuyển” – anh T nhận xét.
“Cách làm sát hạch này chỉ hợp lý nếu một vị trí có nhiều hồ sơ nộp vào và với trường hợp 5 năm kinh nghiệm. Còn với những vị trí chỉ có một ứng viên, tại sao không tuyển luôn?”.
Anh T đề xuất Hà Nội và cả các địa phương khác, khi áp dụng chính sách tuyển dụng đặc biệt, nếu cần phải sát hạch, thì nội dung nên thay đổi. Trước hết, hãy sát hạch về hồ sơ: Kiểm tra các văn bằng chứng, chứng chỉ; kiểm tra thành tích học tập nghiên cứu; kiểm tra về kinh nghiệm công tác. Về kiến thức chung, chuyên môn và các kỹ năng thuyết trình soạn thảo văn bản, ngoại ngữ, hãy cho một chủ đề, yêu cầu ứng viên chuẩn bị bài viết chuyên đề 20 - 30 trang và bài thuyết trình dưới dạng Power point (file.ppt) tiếng Việt, tiếng Anh (với các vị trí cần ngoại ngữ) có độ dài khoảng 15 phút. Thí sinh thuyết trình trước hội đồng sát hạch bằng tiếng Việt, tiếng Anh (với vị trí cần tiếng Anh); sau đó hội đồng sát hạch hỏi và thí sinh trả lời trả lời.
Hội đồng sát hạch không chỉ gồm người của cơ quan quản lý công chức, của đơn vị tiếp nhận, mà cần có cả các chuyên gia cao cấp về nhân sự, chuyên gia khoa học, tâm lý – có thể mời hoặc thuê - từ bên ngoài, đại diện các đơn vị liên quan như các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, những trí thức muốn xã hội tốt đẹp, minh bạch hơn.
“Tôi cũng có thêm một băn khoăn nữa. Từ khi áp dụng chính sách xét tuyển thẳng, năm 2013 Hà Nội chỉ có 9 người thuộc diện thủ khoa, thạc sĩ nước ngoài bị trượt thi sát hạch. Năm 2014, con số này là 10 người. Và năm nay tăng đến 30 người. Phải chăng, kỳ sát hạch này là cách để… loại những người giỏi một cách nhanh chóng nhất?”.
“Lời khuyên của tôi với các bạn thủ khoa, sinh viên đại học và sau đai học ở nước ngoài bằng giỏi, xuất sắc nếu muốn trở thành công chức Hà Nội, đừng dự tuyển theo hình thức xét tuyển thẳng nữa mà hãy tham gia kỳ thi chung. Với hình thức thi trắc nghiệm, kết quả sẽ khách quan hơn và được cộng điểm ưu tiên. Hơn nữa, còn có thể khiếu nại, phúc khảo được, không như kỳ sát hạch xong là xong, chẳng biết kêu ai”.
|
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy
Thiếu 87 bàn thắng, Ronaldo sẽ cán mốc 1.000
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Tin khác
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Việc làm 26/11/2024 10:00
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12