“Chặn” thuốc lá điếu và đường nhập lậu
Thu giữ hơn một trăm hộp thuốc lá điện tử | |
Bắt giữ lô quần áo, túi, đồng hồ hàng hiệu nhập lậu |
Tồn kho đường đang ở mức rất cao so với những niên vụ gần đây, đạt hơn 715.000 tấn mà nguyên nhân chính là do đường nhập lậu. |
Trước tình hình vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu, đường nhập lậu diễn biến phức tạp, chiều hướng gia tăng, Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 7127 về tăng cường công tác chống buôn lậu với 2 mặt hàng này.
Trong thời gian qua, tình hình vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu diễn biến phức tạp, chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại địa bàn các tỉnh biên giới Tây Nam. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng, Bộ Công thương đề nghị Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số giải pháp để ngăn chặn hàng lậu vào thị trường nội địa.
Các Sở Công thương phải chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn lập Chốt kiểm tra lưu động tại các tuyến đường thường xuyên có hoạt động vận chuyển thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu.
Kiểm tra các phương tiện vận tải đường bộ và đường sông nhằm ngăn chặn việc vận chuyển thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu vào thị trường nội địa tiêu thụ.
Thực hiện việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những đối tượng đầu nậu, những đường dây vận chuyển, điểm cất giữ, bán buôn nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong việc ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trên địa bàn.
Riêng Sở Công thương các tỉnh Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, các tỉnh biên giới phía bắc và các tỉnh lân cận chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng kiểm soát chặt chẽ các khu vực giáp biên giới, các tuyến đường từ biên giới vào nội địa, các địa bàn giáp ranh liên huyện, liên tỉnh.
Tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa bàn tiêu thụ thuốc lá điếu, mặt hàng đường, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các điểm tàng trữ, buôn bán thuốc lá điếu, điểm bán buôn các cơ sở đóng gói, kinh doanh mặt hàng đường nhằm phát hiện, ngăn chặn mặt hàng thuốc lá, đường nhập lậu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bộ Công thương cũng chỉ đạo các Sở Công thương phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh, Đài truyền hình trên địa bàn thông tin đầy đủ kịp thời về các trường hợp xử lý vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu.
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục quy định của pháp luật, chế tài xử phạt đối với hành vi liên quan giáo về nhập lậu thuốc lá điếu, mặt hàng đường đến các tổ chức, cá nhân, nâng cao nhận thức cho người dân cũng như cán bộ, công chức về nguy cơ, tác động ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc sử dụng thuốc lá, đường nhập lậu; tích cực phát hiện và công khai lên án, tố giác kịp thời những hành vi vi phạm.
Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo hàng tháng, quý, năm để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng trên cả nước đã bắt giữ và tiêu hủy gần 3,2 triệu bao thuốc lá nhập lậu các loại, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo, 6 tháng cuối năm, do siêu lợi nhuận và tranh thủ khi Luật Hình sự sửa đổi chưa có hiệu lực, dự báo lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam sẽ tăng đột biến.
Trong khi đó, tồn kho đường đang ở mức rất cao so với những niên vụ gần đây, đạt hơn 715.000 tấn mà nguyên nhân chính là do đường nhập lậu.
Theo báo cáo tháng 6 của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), tính đến ngày 23/6, tồn kho tại các nhà máy đường là hơn 675.000 tấn, tại các công ty thương mại là hơn 40.000 tấn. Như vậy, lượng đường tồn kho trên cả nước khoảng trên 715.000 tấn.
Đây là mức tồn kho rất cao, chiếm hơn 50% so với lượng đường sản xuất được. Trong khi đó, lượng đường tồn kho trong những năm gần đây chỉ ở mức khoảng 36% trong niên vụ 2014-2015 và khoảng 40% niên vụ 2015-2016.
Theo Thế Hải/baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07