Cầu Long Biên chứng tích lịch sử

(LĐTĐ) Hà Nội có cầu Long Biên/Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng/Tàu xe đi lại thong dong/Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi... Từ lâu, cầu Long Biên đã đi vào thi ca Việt Nam như một hình ảnh đẹp và độc đáo về văn hóa, lịch sử do con chính bàn tay con người tạo nên.
cau long bien chung tich lich su Phát triển không gian văn hóa khu vực vòm cầu Long Biên
cau long bien chung tich lich su Chuyện nhỏ về những cây cầu ở Hà Nội
cau long bien chung tich lich su Hà Nội: Cần chấm dứt hoạt động mua, bán hàng trên cầu Long Biên

Với người Hà Nội, cầu Long Biên không chỉ là cây cầu nối hai bờ sông Hồng mà còn là một chứng tích lịch sử gắn liền với Thủ đô suốt nhiều thập kỷ qua.

Hà Nội là một thành phố bình yên và mang nhiều dấu ấn lịch sử. Đây cũng chính là lý do khiến cho một người con đến từ miền Trung như tôi cảm mến và yêu Thành phố này tha thiết như vậy.

Tôi yêu Hà Nội với dòng sông Hồng quanh năm ngầu đỏ màu nồng đậm của phù sa, lúc nước dâng cuồn cuộn hung dữ, lúc lại trôi lờ lững yên bình. Và tôi yêu cả những cây cầu nối liền hai bờ sông ấy.

cau long bien chung tich lich su
Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử

Thông thường, cứ khoảng một vài tháng tôi lại vượt sông Hồng đi thăm thú đâu đó cho thỏa thú xê dịch. Hay đơn giản chỉ là dạo xe vài vòng trên những con cầu để vừa ngắm cảnh, vừa mường tượng ra những sự kiện lịch sử về chúng mà sử sách ghi lại.

Xưa nay, cầu bắc qua sông Hồng không hiếm nhưng nếu nói cây cầu mang trong mình nhiều thăng trầm lịch sử, cũng như nét hào hoa của Hà Nội thì có lẽ không cây cầu nào sánh bằng cầu Long Biên. Hơn 100 năm qua, suốt lịch sử hình thành và tồn tại của mình, cầu Long Biên là chứng nhân quan trọng cho những thời khắc không thể nào quên của Hà Nội.

Ngược dòng thời gian, cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên được xây vượt sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên bây giờ. Đi qua cầu, bên phía quận Hoàn Kiếm người ta có thể dễ dàng nhìn thấy một tấm biển sắt chạm nổi dòng chữ: 1899 - 1902; Daydé & Pillé, Paris. 1899 - 1902 là năm xây dựng và hoàn thành cây cầu. Còn Daydé & Pillé là tên một công ty xây dựng của Pháp trụ sở ở Paris có bản thiết kế được coi là phương án tối ưu nhất trong 6 công ty của Pháp tham gia đấu thầu xây dựng cây cầu lịch sử.

Ngày 13/9/1889, viên đá đầu tiên đã chính thức được Toàn quyền Paul Doumer đặt xuống tại vị trí mố cầu bên bờ tả ngạn sông Cái. Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu đã chính thức được khánh thành và đặt tên là cầu Doumer.

Về sự kiện này, trong một lần cùng tôi thong dong dạo ngắm cảnh sông Hồng, PGS.TS Trần Xuân Dung – Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, một người yêu thích tìm hiểu lịch sử Thủ đô đã kể lại rằng: Theo sử sách, vào một ngày cuối tháng 2/1902, chuyến xe lửa xuất phát từ ga Hàng Cỏ đưa Vua Thành Thái, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, nhà vua Malaysia, Hoàng gia Campuchia, Đô trưởng Viêng Chăn (Lào) tới làm lễ khánh thành cầu trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân bản xứ.

Báo chí thời ấy có mô tả lại: Cây cầu như con rồng xanh bắc ngang qua dòng nước; như dải cầu vồng đỡ lấy bầu trời, ngắm nhìn mà hoa cả mắt không sao kể xiết được. Từ đây, nhân dân qua lại, bách vật thông thương không còn xa cách.

Đến nay, dù đã hơn 100 năm trôi qua, nhưng mỗi khi đi trên cây cầu thép lịch sử ấy ta vẫn dễ dàng nhận ra một quá khứ hào hoa. Những dầm thép vươn cao đầy tinh tế và khỏe mạnh, kết cấu thép vừa tạo độ vững chãi cho cây cầu, vừa có sự lãng mạn, bay bổng từ bàn tay tài hoa của những kỹ sư đến từ Paris. Có thể nói tất cả những cây cầu xây trên đất Đông Dương thời điểm đó không cây cầu nào đẹp và độc đáo bằng cầu Long Biên.

Với mỗi người dân Hà Nội nói riêng, cầu Long Biên có ý nghĩa rất lớn bởi đó không chỉ là cây cầu nối liền hai thế kỷ, là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây mà còn là “chứng nhân lịch sử”, là biểu tượng kiên cường, hiên ngang trong chiến tranh.

Vốn do thực dân Pháp xây dựng với ý đồ khai thác thuộc địa lần thứ nhất và phục vụ việc đàn áp các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của người dân Bắc kỳ, chính vì vậy mà cầu Long Biên đã được xây dựng bằng rất nhiều xương máu của người Việt Nam. Cây cầu ấy đã cùng người dân Thủ đô kiên cường, vững vàng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trở thành chứng nhân của lịch sử đồng thời tự mình hóa thân thành lịch sử.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cầu Long Biên đã chứng kiến cuộc rút lui “thần kỳ” để bảo toàn lực lượng anh dũng của Trung đoàn Thủ đô và một bộ phận nhân dân qua gầm cầu vào đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18/2/1947. Những ngày tháng sau đó, chiến tranh diễn ra liên miên, cầu Long Biên trở thành huyết mạch chiến lược giao thông phải oằn mình chịu những tàn phá của chiến tranh.

Chiếc cầu này đã từng bị nghiêng vì những dòng chiến xa thực dân điều quân từ trong thành phố sang sân bay Gia Lâm để tăng cường cho chiến trường Điện Biên Phủ. Rồi vào những ngày thu năm 1954, cầu Long Biên lại chứng kiến những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội theo Hiệp định Giơnevơ và cũng từ cầu Long Biên, những khẩu pháo ngạo nghễ cùng sông nước quật cổ lũ giặc trời, cùng cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại đi tới một Điện Biên Phủ trên không chấn động địa cầu.

Sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954), Đốc lý Hà Nội - bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi tên thành cầu Long Biên. Từ đây, cái tên cầu Paul Doumer đã lùi dần vào dĩ vãng.

Khi sắp bước vào tuổi 70 cũng là thời điểm chiếc cầu huyền thoại phải chịu đựng những thử thách khốc liệt nhất. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của Mỹ (1965 - 1972), cầu Long Biên bị ném bom 14 lần. Đã có 9 nhịp cầu bị đánh gục và 4 trụ bị hư hỏng nặng, nhưng cầu gãy lại được nối, cầu hỏng lại được sửa ngay để đảm bảo huyết mạch lưu thông. Hơn 1,8 cây số đường cầu dường như chưa bao giờ bị gián đoạn giao thông, cầu chưa bao giờ ngừng hoạt động.

Viết về những ngày ấy, thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng thốt lên: Cầu Long Biên - đó là tên cầu cũ/Bắc qua sông bằng sắt thép già nua/Chiếc cầu ấy biết bao lần giặc phá/Không thanh sắt nào không vết đạn bom/Xe vẫn chạy trên chiếc cầu chắp vá/Tàu hỏa, ô tô có đoạn phải chung đường...

Dù mang trên mình không ít ký ức đau thương nhưng suốt những năm tháng khốc liệt ấy, cây cầu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh phi thường của những người ngày đêm bảo vệ Hà Nội. Đối với các chiến sĩ, bảo vệ cầu Long Biên là một nhiệm vụ thiêng liêng. Nhiều trận đánh dữ dội diễn ra, máu của bao chiến sĩ ngã xuống để cầu Long Biên được đứng vững.

Hòa bình lập lại, chiếc cầu già nua đầy mình thương tích. Nó tiếp tục oằn mình chịu đựng sức nặng ngày càng tăng với sự phát triển của Thủ đô và đất nước cho đến khi hai chiếc cầu mới là Thăng Long và Chương Dương hoàn thành.

Trải qua không biết bao biến động với nắng gió thời gian, chiến tranh tàn phá, cầu Long Biên giờ chỉ còn lại một nhịp kép phía Bắc, một nhịp kép phía Nam cộng thêm với nửa nhịp kép nằm giữa sông là còn giữ được vóc dáng nguyên bản. Các nhịp cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu có độ khẩu nắn đặt trên các trụ xây mới. Nhưng cầu Long Biên vẫn nằm đó, vắt ngang dòng sông Mẹ như con rồng xanh ngàn năm vẫn trầm tư ngắm thành phố thân yêu đang đổi thay từng ngày.

Hà Nội của hôm nay hối hả trong dòng chảy của thời đại mới và đã có thêm nhiều cây cầu hiện đại, bề thế. Vai trò huyết mạch giao thông đã không còn, cầu Long Biên giờ chỉ dành cho người đi xe đạp, xe máy và những đoàn tàu, nhưng cây cầu vẫn không mất đi vị trí vốn có của nó trong lòng những người con Hà thành.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động