Căng thẳng lựa chọn môn thi
Hôm nay, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia | |
Lịch thi chính thức kỳ thi THPT quốc gia 2015 |
Phần lớn học sinh đăng kí thi 5 môn
Theo ghi nhận từ các trường THPT trên địa bàn, ngoài 3 môn chính HS đăng ký là Toán, Văn, Ngoại ngữ thì việc lựa chọn môn tự chọn của thí sinh tập trung nhiều vào Vật lý, Hóa học và Địa lý bởi các môn này giúp các em có nhiều cơ hội xét tuyển ĐH-CĐ với ít nhất 3 tổ hợp môn thi (theo các khối thi truyền thống).
Với hơn 600 HS khối 12 Trường THPT Lương Thế Vinh chỉ có 1 học sinh đăng kí thi môn Lịch sử, số đăng kí thi môn Địa lý, Sinh học khoảng trên 50 em. Còn đến 90% đăng kí các môn Vật lý và Hóa học. Ông Tạ Duy Hiển- Phó hiệu trưởng trường THPT Ứng Hòa B cho biết, đợt khảo sát gần nhất, cả trường chỉ có duy nhất 1 học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử. “Điều này là thực tế buồn, nhưng cũng không thể trách các em. Bởi môn thi liên quan đến lựa chọn ngành nghề tương lai, trong khi các khối xã hội bị đánh giá là ít cơ hội việc làm và lương thấp hơn so với khối tự nhiên, đặc biệt là ngành sư phạm đã bão hòa. Mặc dù vậy, nhà trường vẫn đáp ứng nhu cầu của học sinh, bố trí ôn tập đầy đủ để học sinh có kết quả thi tốt” - ông Tạ Duy Hiển khẳng định.
Kết quả thăm dò với 359 học sinh lớp 12 Trường THPT Phan Huy Chú cho thấy, môn Vật lý và Địa lý là môn có nhiều sự lựa chọn nhất với 54,32% và 40.67%. Môn Lịch sử chỉ có 14,48% và môn Sinh chỉ có 1,95% học sinh đăng kí. "Tất cả học sinh đều dự thi với 2 mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và dự tuyển ĐH-CĐ. Tuy nhiên, phần lớn cũng chỉ đăng kí 4-5 môn thi, không có học sinh đăng kí quá nhiều. Bởi như thế phù hợp với nhu cầu, điều kiện học tập, trình độ và sức khỏe của học sinh. Đây cũng là cơ sở để học sinh đăng kí nguyện vọng môn thi chính thức trong tháng 4 này” - cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú cho hay.
Ngợp kiến thức về đề thi minh họa
Tuyệt đối không thu tiền thi thử Về nội dung, cách thức ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, việc dạy thêm, học thêm là nhằm đáp ứng nhu cầu tự nguyện của học sinh. Tuy nhiên, các trường phải nắm rõ, việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm của nhà trường, không được thu tiền. Những em có nguyện vọng tự nguyện tham gia học thêm, nhà trường đáp ứng nhưng phải thực hiện đúng quy định. |
Ngày 31/3, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa, kèm theo đáp án 8 môn của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại trang thông tin điện tử http://moet.gov.vn. Qua đó, học sinh hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi chính thức để ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi. Theo Bộ GD- ĐT, nội dung các đề thi đều nằm trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12, đặt ra yêu cầu ở hai mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm 40% tổng số điểm. Riêng với đề thi môn Ngữ văn có hai phần: phần đọc hiểu và phần làm văn, trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm 30% tổng số điểm. Còn đề thi các môn ngoại ngữ có hai phần: Phần viết và phần trắc nghiệm, trong đó tỷ lệ điểm cho phần viết chiếm 20% tổng số điểm.
Tuy nhiên qua phỏng vấn nhanh ý kiến của học sinh và giáo viên khối 12 đã tiếp cận với đề thi thử trên thì tất cả đều có chung nhận xét là kiến thức trong đề thi minh họa khá rộng và khó hơn so với hình dung của cả giáo viên và học sinh. Thậm chí khó hơn nhiều so với đề thi ĐH năm trước.
Theo em M. Hương – lớp 12 THPT Lương Thế Vinh, với sức học thuộc loại khá nhưng khi làm đề thi ngoại ngữ minh họa của Bộ GD-ĐT thì em chỉ thực hiện được 60% bài thi và hoàn toàn không làm được phần bài đọc hiểu bởi quá nhiều từ mới.
Còn theo một số giáo viên dạy Toán và Vật lý của trường Lương Thế Vinh, đề thi minh họa môn Toán lấy kiến thức quá rộng chứ không phải chỉ kiến thức lớp 12, thậm chí có câu hỏi liên quan đến phần kiến thức từ lớp 9- lớp 10.
Nên để các trường chủ động
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường phổ thông Marie Curie chia sẻ, nhiều năm rồi cứ theo cách thức học và thi như hiện nay thì vẫn sẽ khó khăn trong việc cân đối giữa môn thi và môn không thi. Ông Khang đưa ra dẫn chứng: “Trong lớp có 40 học sinh, rất ít học sinh chọn môn Địa lý hay Lịch sử, vậy giáo viên phải dạy thế nào đến lúc kết thúc năm học vào ngày 30/5? Thực tế, đến ngày 30/5 mà vẫn phải dạy giáo dục công dân, dạy thể dục thì ai học, giáo viên dạy thế nào”. Ông Khang cho rằng, nên tôn trọng thực tế, kết thúc sớm các môn không thi, chia nhóm học sinh học theo các môn các em đăng ký thi.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thọ - Hiệu trưởng Trường THPT Tạ Quang Bửu cho rằng ngành giáo dục nên quan tâm phát triển năng lực cá nhân. Việc tổ chức thi hiện nay đã thể hiện rất rõ việc cho học sinh lựa chọn bộ môn phù hợp năng lực của mình và cũng nên để các trường chủ động.
Nói rõ về kế hoạch ôn tập, ông Trần Đăng Nghĩa- Phó trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT cho biết, khung kế hoạch năm học là 37 tuần, nhưng năm nay là năm đầu Hà Nội giao kế hoạch tự chủ cho các trường. Các trường tự chủ kế hoạch năm học cao hơn bằng cách vừa dạy vừa tổ chức cho học sinh ôn và luyện. Kế hoạch này cũng cần chú ý tới nội dung giảm tải chương trình. Thời gian ôn không nhất thiết từ ngày 31-5 đến 30-6.
Hiện Sở GD-ĐT yêu cầu các trường thực hiện phân nhóm học sinh theo khả năng nhận thức và theo các môn thi tự chọn. Các trường được yêu cầu quan tâm, giúp đỡ học sinh có học lực yếu, vận động học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của chương trình THPT. Đặc biệt, Sở yêu cầu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải. Việc ôn tập của học sinh Hà Nội được triển khai ngay sau khi kết thúc năm học 2014-2015 theo hướng tăng cường thời gian dành cho học sinh tự học.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56