Đào tạo không thể đốt cháy giai đoạn
Cần thu hẹp bất bình đẳng giới trong ngành nghề đào tạo | |
Đổi mới cơ chế hoạt động tại các trường đại học |
Sẽ mất cơ hội nếu thiếu tự tin
Theo nhận định của các chuyên gia, việc “tự do” di chuyển lao động trong khuôn khổ AEC vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam, sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh thực sự khốc liệt với lao động trong nước. Theo ông Mạc Văn Tiến - Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTBXH), khi tham gia AEC, tự do luân chuyển lao động vừa là cơ hội song cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước.
Ngoài yếu tố kỹ thuật, trình độ tiếng Anh cũng rất quan trọng. |
Ông Gaku Echizenya - Giám đốc điều hành VietnamWorks (đơn vị thực hiện cuộc khảo sát) cho biết: “Chúng tôi nhận thấy đã có một bộ phận NLĐ Việt Nam thiếu tự tin khi biết Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường lao động AEC từ năm 2016 do khả năng ngoại ngữ kém, thiếu kỹ năng đàm phán công bằng về lương bổng với nhà tuyển dụng. Sự thiếu tự tin này càng thể hiện rõ khi có gần 70% số người trong nhóm này cho rằng NLĐ Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với nhân lực nước ngoài”. Bởi bất lợi lớn nhất mà nhiều người đưa ra là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường lao động Việt Nam khi họ là những người thông thạo tiếng Anh. Thực tế này cũng được chứng minh khi chỉ có khoảng 41% số hồ sơ đăng ký tuyển dụng trực tuyến được viết bằng tiếng Anh.
Trong quá trình hội nhập, nhu cầu tuyển lao động trình độ ngày càng tăng. Thế nhưng, mặc dù tiếng Anh được coi là kỹ năng thành thạo đương nhiên của NLĐ ở một số nước, nhưng đây vẫn là một trong những rào cản chính khi tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam. “Bên cạnh việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, NLĐ còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác. Nếu NLĐ Việt Nam không ý thức được điều này thì sẽ thua ngay trên ‘sân nhà’, bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, NLĐ phải học hỏi ngoại ngữ tốt, cập nhật kỹ năng mới” - ông Tiến nhấn mạnh
Đào tạo bằng tiếng Anh, các trường vẫn lúng túng
Trước thực tế đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng ngoại ngữ cho nguồn nhân lực trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, mới đây, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã đề xuất thay đổi chương trình đào tạo tiếng Anh ở các trường ĐH, CĐ. Dự kiến trong năm 2016, có khoảng 6 trường đại học triển khai dạy bằng tiếng Anh trên 80% chương trình. Song, đây vẫn là bài toán khó đối với nhiều cơ sở giáo dục.
Theo ông Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội, dù thuộc nhóm đại học đứng đầu quốc gia, nhưng Trường Đại học Bách khoa cũng chưa thể triển khai ngay được việc giảng dạy bằng tiếng Anh vì muốn giảng dạy bằng tiếng Anh, giáo viên không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà còn giỏi từ vựng chuyên ngành cũng như phải phát âm chuẩn. Do đó, khó khăn đầu tiên chính là đội ngũ giảng viên có thể nói dạy được bằng tiếng Anh. Hiện mới có 100/ 300 giảng viên (có học vị từ tiến sĩ) của trường có thể nói lưu loát tiếng Anh vì được đào tạo tại Anh, Mỹ, Australia. Số tiến sĩ còn lại, do học ở các nước như Pháp, Đức… nên thông thạo tiếng nước bản địa hơn tiếng Anh. Vì thế, không phải giảng viên nào của trường cũng tự tin giảng bằng tiếng Anh. Hiện tại, ở Trường Đại học Bách khoa mới chỉ có một số chương trình tiên tiến, thu học phí cao là có thể áp dụng hình thức dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên đầu vào không chỉ giỏi các môn tự nhiên mà còn phải đảm bảo ngưỡng chuẩn tiếng Anh nhất định. Sau đó, trường vẫn tổ chức cho các em học nâng cao tiếng Anh ở năm thứ nhất để tới năm thứ 2, sinh viên mới có thể sẵn sàng nghe giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Còn theo lãnh đạo Trường Đại học FPT, để có thể triển khai thành công giảng dạy bằng tiếng Anh trong trường đại học, việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giỏi tiếng Anh rất quan trọng. Trong khi đó, đối với đa số các trường thì đây vẫn đang là vấn đề nan giải bởi chi phí, lương bổng cho đội ngũ nhân sự này không hề ít. Có thể, các trường đại học trong cùng nhóm ngành nên có sự trao đổi giảng viên, hoặc mời thêm cán bộ ở các cơ quan, viện hợp tác quốc tế, tới trường giảng dạy. Giải pháp này sẽ khả thi và nhanh hơn đợi từng trường tự chuẩn bị lực lượng giảng viên đủ trình độ giảng dạy bằng tiếng Anh.
Song theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, không thể đốt cháy giai đoạn cũng như để kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nói tiếng Anh được bài bản từ gốc, Bộ GDĐT nên có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh từ bậc phổ thông để không mất thời gian đào tạo bổ sung lại ngoại ngữ trong trường đại học.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30