Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội
Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức với giáo viên nghề | |
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi thế giới | |
Tăng cường an sinh xã hội: Mối quan tâm hàng đầu của cử tri |
Trước làn sóng của CMCN 4.0, thách thức nhìn thấy rõ là người lao động (NLĐ) có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ người máy có thể tác động tới sẽ trải dài từ các ngành dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục…
Các diễn giả tham gia trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực ASXH tại phiên thảo luận. Ảnh: BHXH Việt Nam |
Tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Cơ hội và thách thức của hệ thống ASXH khu vực ASEAN trong bối cảnh CMCN 4.0 và tự do dịch chuyển lao động" - trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 35 (ASSA 35) diễn ra tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - đã có 8 bài thuyết trình và phiên thảo luận chuyên đề của các chuyên gia, diễn giả có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực ASXH đến từ Hiệp hội ASXH quốc tế (ISSA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới (WB), Đại học Waikato (New Zealand), Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn quốc, BHXH Việt Nam… đem tới các góc nhìn tổng quan về cơ hội, thách thức đối với hệ thống ASXH trước cuộc CMCN 4.0 và xu hướng tự do dịch chuyển lao động hiện nay.
Chia sẻ tại Hội thảo với chuyên đề “CMCN 4.0: Tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, hàm ý đối với sự phát triển ASXH”, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, CMCN 4.0 sẽ thay đổi về việc làm, thu nhập khi nhiều ngành nghề cũ mất đi, kéo theo việc làm, thu nhập của NLĐ cũng mất đi.
Tại Hội thảo, các đại biểu và các diễn giả đã tập trung thảo luận, trao đổi, chia sẻ về những thách thức, khó khăn trong việc tự do dịch chuyển lao động; tiến tới đàm phán thảo luận các hiệp định song phương giữa các nước trong khu vực… Theo đó, sau phiên thảo luận, các đại biểu đều thống nhất cho rằng: Cần phải có một quy định khung cho các hiệp định song phương trên tinh thần đảm bảo công bằng cho mọi NLĐ theo Công ước quốc tế của ILO để các nước thành viên ASSA có cơ sở tham chiếu trong việc triển khai đàm phán ký kết các hiệp định song phương. |
Theo đó, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện, tạo các cơ hội việc làm, thu nhập mới nhưng kèm theo đó sẽ đòi hỏi những yêu cầu về năng lực mới với kỹ thuật và khả năng thích ứng cao hơn. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng phân hóa xã hội, bất bình đẳng kinh tế, rủi ro trong hệ thống ASXH tăng cao.
Theo dự báo, trong 2 thập niên tới, 56% LĐ tại 5 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) sẽ đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, sẽ có 86% LĐ trong lĩnh vực dệt may và da giày đứng trước nguy cơ mất việc vì tự động hoá trong cuộc CMCN 4.0.
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng, ngoài những nguy cơ gây mất việc làm, thu nhập của NLĐ sẽ gây tổn hại trực tiếp tới hệ thống ASXH thì cuộc cách mạng này vẫn có những tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn. Đơn cử, với lợi thế dân số trẻ, năng động, là nước đi sau, chắc chắn sẽ thúc đẩy và tạo ra khát vọng, quyết tâm thoát khỏi tụt hậu cho Việt Nam trước cuộc CMCN 4.0.
Đưa ra những khuyến nghị trong việc làm sao để thích ứng với cuộc cách mạng này, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, chúng ta cần phải xây dựng chiến lược chuyển đổi số, tạo hạ tầng số cũng như nguồn nhân lực số; đồng thời, tiếp tục giải quyết những vấn đề ASXH… “Trong luồng xu thế tích cực mà CMCN 4.0 thổi vào, cũng sẽ là tiền đề, và tạo động lực để BHXH Việt Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ năng lực quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của ngành”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.
Nêu vấn đề CMCN 4.0 và sự thay đổi của thế giới việc làm, giúp nâng tầm ý nghĩa đối với các hệ thống ASXH trên thế giới, Chuyên gia trưởng toàn cầu về hưu trí và BHXH Ngân hàng Thế giới Robert Palacios cho rằng, sự thay đổi của thị trường lao động với ngành nghề mất đi, tồn tại, xuất hiện mới mà cuộc cách mạng này đem lại, sẽ đòi hỏi cấp thiết NLĐ phải tăng cường rất nhiều kỹ năng để đáp ứng được với những sự thay đổi này.
Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực và thiết kế lại chính sách ASXH, để tăng độ bao phủ, theo hướng tăng mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ, giữa Chính phủ với nền kinh tế phi chính thức. Đây được xem như một cuộc đua giữa việc thay đổi hệ thống ASXH và những thay đổi của thị trường lao động trong thời đại mới.
Ông Robert Palacios nhấn mạnh, “bài toán” cần giải quyết sớm ở đây là các quốc gia phải nhanh chóng tăng tỷ lệ bao phủ BHXH bằng các phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn, như: Ứng dụng các công nghệ mới, chứng minh nhân dân kỹ thuật số có sinh trắc học; chi trả, đóng nộp qua mạng lưới internet với sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ thông tin trong các phần mềm quản lý…
“Quan trọng hơn, mỗi quốc gia cần xây dựng để tất cả người dân có một mã số ASXH duy nhất cho các chính sách, tạo sự thống nhất và thuận lợi trong việc quản lý, tiếp cận phát triển, cũng như hỗ trợ đối tượng”, ông Robert Palacios khuyến nghị.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, thông tin được các diễn giả và từ các ý kiến thảo luận tại Hội thảo sẽ tạo cơ sở cho Chính phủ các nước, cũng như các nhà hoạch định chính sách và toàn bộ hệ thống ASXH của các quốc gia trong khu vực tiếp tục hoàn thiện chính sách của mình nhằm đảm bảo cho NLĐ và các LĐ di cư được hưởng đầy đủ các quyền lợi và chế độ.
Kết quả của Hội thảo đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên ASSA nhằm đảm bảo lợi ích thiết thực của nhân dân, NLĐ theo tinh thần Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2025 hướng tới “Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31