Cần thay đổi ý thức bảo vệ thương hiệu Việt
Thương hiệu Việt nỗ lực khẳng định đẳng cấp quốc tế | |
Nâng cao thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế |
Rau quả nhập khẩu tăng hơn 2 lần so với năm trước
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT cho thấy, 7 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả ước đạt 852 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng quả chiếm 684 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016; mặt hàng rau nhập khẩu ước đạt 168 triệu USD, tăng 45.8% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2017 vẫn là thị trường Thái Lan (chiếm tới 57% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 16.8%), Hàn Quốc…
Rau, quả ngoại nhập đang chiếm một thị phần tương đối lớn và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. ảnh: Đỗ Đạt |
Đáng chú ý, dạo qua một số cửa hàng tiện ích, siêu thị trên địa bàn Hà Nội có thể thấy, bên cạnh sự xuất hiện các loại hoa quả có nguồn gốc từ Thái Lan, thì hoa quả có xuất xứ từ Mỹ, Pháp, New Zealand, Úc…cũng chiếm một lượng lớn và thu hút được nhiều sự lựa chọn của người tiêu dùng. Cụ thể, ở một vài siêu thị như Big C, Metro Thăng Long một số loại táo có xuất xứ từ Mỹ, Pháp, New Zealand như: Fuji, Gala, Táo đỏ Mỹ…có giá chỉ từ 40 – 70 nghìn đồng/1kg. Trong khi đó, đối với một số loại hoa quả có nguồn gốc từ Thái Lan như: Xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng có thời điểm giá bán cũng chỉ tương đương, hoặc cao hơn một chút so với sản phẩm cùng loại của Việt Nam.
Giá thành hoa quả nhập khẩu rẻ, tuy nhiên, đó cũng là điều khiến người tiêu dùng tỏ ra băn khoăn đặt câu hỏi, vì sao nhiều mặt hàng cùng chủng loại, nguồn gốc, nhưng khi xuất hiện tại các cửa hàng tiện ích thì giá thành lại cao hơn rất nhiều?. Trước băn khoăn của người tiêu dùng, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc giá hoa quả nhập khẩu chênh nhau giữa siêu thị và cửa hàng hoa quả là điều dễ hiểu, bởi ngay tại thị trường các nước xuất khẩu như Pháp, Mỹ, Úc… giá cả các loại mặt hàng này cũng có sự chênh lệch. Cùng một loại táo, nho nhưng chất lượng khác nhau nên sẽ có mức giá khác nhau.
Đề cập đến vấn đề hoa quả Thái Lan vẫn chiếm thị phần nhập khẩu lớn vào Việt Nam, ông Dũng cho rằng, đó là do người tiêu dùng trong nước đã mất niềm tin vào hàng nội. Trong khi đó, hoa quả Thái Lan khi nhập vào Việt Nam họ sẽ không sử dụng thuốc bảo quản và hàng bị hỏng sẽ dễ nhận biết. Ngoài ra, người dân trồng trọt ở Thái Lan cũng rất có ý thức và kiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt họ có trách nhiệm với người tiêu dùng, hoa quả gần chín mới bán, chứ không như nhiều người trồng ở Việt Nam cứ có doanh nghiệp thu mua dù xanh hay chín cũng thu hoạch bán hết, sau đó sử dụng các loại hóa chất thúc chín ép hoa quả khiến người tiêu dùng mất niềm tin, hoa quả bị thờ ơ khi ra thị trường.
Rau quả Việt mới chỉ quan tâm đến xuất khẩu
Trước việc rau, quả được trồng tại Việt Nam “thất thế” hơn so với rau, quả nhập khẩu, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu nông sản T&H cho biết, ở Việt Nam nhiều vùng có thổ nhưỡng phù hợp để phát triển các loại cây đặc sản. Đặc biệt, khi trồng tại những vùng đó rau quả sẽ có vị ngon hơn, thơm hơn so với các sản phẩm cùng loại được trồng tại một số nước khác. Tuy nhiên, vấn đề rau, quả trong nước không được ưa chuộng phần lớn là do yếu tố canh tác và thu hoạch không hợp lý, khiến chất lượng rau quả bị giảm mạnh.
“Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trong nước đang lựa chọn canh tác, trồng trọt theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên, ngay cả việc quy chuẩn về hữu cơ cũng chưa có thì việc người tiêu dùng lo ngại bị trà trộn với hàng chợ là điều khó tránh khỏi. Vì thế, khi muốn mua trái cây ngon, hoặc sử dụng trái cây để biếu, tặng…người tiêu dùng thường nghĩ đến hàng ngoại. Do đó, nếu người trồng trái cây trong nước không ý thức bảo vệ thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm, sẽ rất khó lấy lại niềm tin của người tiêu dùng” ông Trung cho hay.
Việc thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các loại rau quả từ Mỹ, Úc, New Zealand và có giá tương đối phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, ngày càng trở nên quen thuộc hơn tại thị trường trong nước. Thậm chí, nhiều mặt hàng ngoại nhập không chỉ được bán tại các siêu thị lớn, cửa hàng tiện ích sang trọng, mà còn bày bán tại rất nhiều cửa hàng nhỏ lẻ, dễ mua và dễ tìm. Lý giải về điều này, một số chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho rằng, việc rau quả ngoại nhập khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng không chỉ bởi chất lượng mà giá thành cũng tương đối hợp lý. Trong khi đó, rau quả của Việt Nam dù chất lượng tốt nhưng lại chỉ chú trọng để xuất khẩu, trong khi đó thị trường nội địa lại gần như bị “bỏ quên”.
Có thể nói, bên cạnh việc “đổ bộ” một số mặt hàng nông sản từ nước ngoài vào Việt Nam, theo số liệu từ Bộ NN&PTNT cũng cho thấy, trong 7 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy, chất lượng một số mặt hàng rau quả của Việt Nam đã khẳng định được chất lượng tại một số thị trường quốc tế, tuy nhiên, sản phẩm rau quả chất lượng phục vụ thị trường trong nước lại hầu như không đủ, nếu như không muốn nói là đang bị bỏ ngỏ.
Trước vấn đề trên, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng (Học viện nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ, nếu các doanh nghiệp vẫn chỉ mãi chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường trong nước, đồng thời đánh mất niềm tin người tiêu dùng bằng cách làm chộp giật, thì việc thị trường rau quả trong nước rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48