Cần quan tâm hơn tới bác sĩ nội trú
Nghiêm cấm tiêm vắc-xin cho trẻ tại nhà | |
Nhận diện thực phẩm gây tắc ruột ở trẻ | |
L’Oréal vinh danh bốn nhà khoa học nữ vì sức khỏe cộng đồng |
Ở Việt Nam, để trở thành bác sĩ nội trú là chuyện không hề đơn giản, ngoài quá trình học tập và làm việc với nhiều gian nan, thử thách, các bác sĩ nội trú còn phải trải qua vô vàn khó khăn. Sau 6 năm học đại học, những bác sĩ tốt nghiệp loại khá trở lên được phép thi lên cao học hoặc bác sĩ nội trú. Hình thức thi vào bác sĩ nội trú khó hơn nhiều so với thi cao học, chỉ có sinh viên y khoa chính quy mới được thi bác sĩ nội trú và chỉ được phép thi duy nhất một lần.
Ảnh minh họa (internet) |
Nếu vượt qua được cuộc thi, các sinh viên y khoa sẽ tiếp tục trải qua chương trình đào tạo bác sĩ nội trú kéo dài ba năm. Đây là thời gian dành cho thực hành nên phần lớn thời gian các học viên phải thường trú trong bệnh viện, học tập nghiên cứu với nhóm hướng dẫn, kèm cặp trực tiếp của các bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm. Cả ngày trong BV, họ phải cùng ăn, cùng ở và cùng tham gia tất cả các công việc trong BV, từ những việc đơn giản nhất như tiếp đón bệnh nhân, vào hồ sơ sổ sách, đến thăm khám và điều trị bệnh.
Đối với các nữ bác sĩ nội trú thì còn vất vả hơn nhiều, ngoài chuyện học tập và rèn luyện kiến thức của bản thân, chuyện chồng con trở thành nỗi ám ảnh lớn khi họ quyết tâm theo học khóa đào tạo này. Sau 6 năm học đại học, cộng thêm 3 năm học nội trú nên bác sĩ trẻ nhất cũng đã xấp xỉ 30 tuổi, nhưng đa phần không có thời gian và cơ hội để tính chuyện chồng con. Còn riêng với những nữ bác sĩ nội trú đã có chồng thì không được phép sinh con trong 3 năm học.
Vất vả và khó khăn như vậy, tuy nhiên các bác sĩ nội trú ra trường không phải ai cũng có một công việc chuyên môn theo ý mình. Mặc dù hiện nay Bộ Y tế đã có cơ chế cho phép bác sĩ nội trú đăng ký nguyện vọng và phân công công tác theo nguyện vọng sau tốt nghiệp, song trên thực tế rất nhiều trường hợp khi tốt nghiệp không được về nơi công tác theo nguyện vọng của mình vì đơn vị nhận… từ chối với các lý do khác nhau. Nhiều bác sĩ nội trú sau tốt nghiệp được phân công đến những đơn vị không phù hợp với trình độ được đào tạo. Ngoài ra, vấn đề chế độ dành cho các bác sĩ nội trú sau khi tốt nghiệp vào các BV nhà nước thấp cũng là lý do làm nảy sinh một xu hướng mới là các bác sĩ nội trú sau khi tốt nghiệp từ chối vào công tác tại các đơn vị nhà nước để đến làm việc tại các BV tư.
Mới đây, tại lễ kỷ niệm 40 năm đào tạo bác sĩ nội trú, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay cơ chế, chính sách đối với bác sĩ nội trú còn bất cập. Bác sĩ thông thường phải học 6 năm và hệ bác sĩ nội trú phải học 9 đến 10 năm. Tuy nhiên, lương khởi điểm, chỉ được hưởng mức lương tương tự các ngành học có thời gian đào tạo 4 năm, số năm công tác cũng thiệt thòi hơn do thời gian nội trú tại bệnh viện không được tính là thời gian công tác…Ngoài ra, nhiều năm nay bác sĩ nội trú không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là thạc sĩ, mặc dù so với đào tạo cao học, thi tuyển đầu vào bác sĩ nội trú khó hơn, thời gian học lâu hơn, chi phí đào tạo tốn kém hơn.
Nhằm tạo điều kiện để các bác sĩ nội trú tập trung tốt hơn trong công việc học tập của mình, thời gian tới Bộ Y tế dự kiến sẽ đề xuất Chính phủ có những chính sách hợp lý hơn với nhóm bác sĩ nội trú như thay đổi về cách tính lương khởi điểm, thâm niên, chế độ bảo hiểm…Đồng thời tăng cường đào tạo cả về chỉ tiêu bác sĩ nội trú cũng như quy trình, chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên môn cao cho ngành y tế trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh.
P.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Thương mại điện tử phải quản lý chặt
Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua
Bám sát chỉ tiêu, thực hiện tốt nhiệm vụ của Tổ chức
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Tin khác
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Y tế 27/11/2024 06:20
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Y tế 26/11/2024 08:01
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57