Tư vấn pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ:

Cần hướng tới chuyên nghiệp, bài bản

(LĐTĐ) Bên cạnh hình thức tư vấn pháp luật lao động cho đoàn viên, CNLĐ đang được triển khai, tới đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ đẩy mạnh tư vấn pháp luật qua hình thức online để kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của CNLĐ. Khẳng định việc triển khai là hết sức cần thiết, qua đó thể hiện vị thể của tổ chức Công đoàn, song cán bộ công đoàn LĐLĐ tỉnh, thành phố cho rằng, việc tư vấn của Công đoàn cần đảm bảo sự chuyên nghiệp và bài bản.
can huong toi chuyen nghiep bai ban Ngành xây dựng Hà Nội tập huấn tuyên truyền tư vấn pháp luật
can huong toi chuyen nghiep bai ban Tư vấn pháp luật và truyền thông dân số cho nữ công nhân lao động
can huong toi chuyen nghiep bai ban 120 cán bộ công đoàn được tập huấn nghiệp vụ tư vấn pháp luật

Đảm bảo quyền của đoàn viên, CNLĐ

Nhằm giải đáp yêu cầu tư vấn pháp luật lao động của đoàn viên, người lao động một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác; giúp đoàn viên và người lao động hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động, tới đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ đẩy mạnh tư vấn pháp luật qua hình thức online.

can huong toi chuyen nghiep bai ban
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, khi Công đoàn tư vấn cần đảm bảo kịp thời và chính xác.

Theo kế hoạch tư vấn pháp luật online cho đoàn viên, CNLĐ vừa được Tổng LĐLĐ xây dựng, tới đây tổ chức Công đoàn sẽ tập trung vào 5 hình thức: Tư vấn pháp luật tự động qua chatbot (trợ lý ảo); qua trả lời hỏi - đáp trên Trang Thông tin điện tử của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành, tổng công ty; qua điện thoại; qua hệ thống trả lời tự động và qua tiếp nhận, trả lời trên Fanpage Công đoàn Việt Nam.

Trong đó, với hình thức tư vấn pháp luật tự động qua trợ lý ảo, Tổng LĐLĐ Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng phần mềm hỏi - đáp theo tình huống trên tất cả hệ thống Cổng thông tin điện tử của CĐ thông qua việc xây dựng ngân hàng tình huống tư vấn pháp luật.

Phân tích những mô hình tư vấn pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ đã thành công trong thực tiễn như mô hình tư vấn tại nhà trọ ở Đồng Nai, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Việc tư vấn pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ, cho dù được triển khai dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo mục tiêu: Trước hết là tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ như: Luật Lao động, Luật Công đoàn, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động... để người lao động có kiến thức, nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Mục tiêu thứ hai là qua đó, người lao động biết và hành xử theo đúng pháp luật.

Thứ ba là thông qua việc tư vấn, tổ chức Công đoàn phải đánh giá, tổng kết được thực tiễn về pháp luật lao động, quan hệ lao động để có chương trình hành động cho phù hợp với thực tiễn.

Hoạt động trên nhằm hướng dẫn, tư vấn đoàn viên, người lao động ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, góp phần giảm thiểu tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể và đình công.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính, việc triển khai thực hiện được theo kế hoạch sẽ rất là tốt vì phần lớn CNLĐ hiện nay đều có điện thoại thông minh và hoàn toàn có thể chủ động tương tác nếu xây dựng được những tiện ích thân thiện, dễ hiểu, và hình thức này cũng hoàn toàn thuận tiện vì đoàn viên, CNLĐ có ít thời gian đến các Trung tâm tư vấn, thì hình thức tư vấn pháp luật online giúp họ dù có thể được giải đáp bất cứ khi nào họ cần.

Đồng thuận với quan điểm cần thiết đẩy mạnh các hình thức tư vấn pháp luật online cho đoàn viên, CNLĐ, ông Vũ Anh Đức - Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: Cần triển khai các hình thức có tư vấn pháp luật trực tiếp và online, vì trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã nêu rõ, quyền của NLĐ là được tư vấn pháp luật.

Theo ông Đức, thực tế thời gian qua đã có các văn phòng tư vấn pháp luật của tổ chức Công đoàn hoạt động nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao. Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tính toán để có sự liên kết giữa các hình thức tư vấn của các trung tâm tư vấn pháp luật với hình thức tư vấn online, làm sao để phát huy thế mạnh của cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực hiện có của hệ thống cơ sở tư vấn pháp luật trực tiếp.

Từ nguồn tin ban đầu tiếp nhận qua online, các trung tâm, sau đó cần có sự hướng dẫn, chia sẻ thông tin tới CNLĐ để các tư vấn về pháp luật được cụ thể, đúng, trúng và hiệu quả hơn.

Nhấn mạnh sự cần thiết và hữu ích, cũng như trách nhiệm của tổ chức Công đoàn khi triển khai tư vấn pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ theo hình thức mới, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường khẳng định: Với vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam giao Ban Quan hệ lao động, Ban Tuyên giáo phối hợp với các phòng, ban phối hợp với các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành xây dựng kế hoạch phù hợp để triển khai thực hiện.

“Trước mắt, cần xây dựng tình huống hỏi - đáp, tuyên truyền để đoàn viên, CNLĐ nắm được kiến thức cơ bản. Sau đó, cần xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, đầu tư về cơ sở vật chất để hoạt động bài bản... Đặc biệt, cần xây dựng, quản lý tư vấn theo mã số đoàn viên, để đảm bảo đã là đoàn viên công đoàn đều có quyền được hưởng thụ chính sách miễn phí từ tổ chức đại diện”, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường gợi mở.

Cần tổ chức chuyên nghiệp, bài bản

Từ thực tế triển khai tại địa phương, ông Trần Danh Chức – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: Hình thức tư vấn pháp luật lưu động tại cơ sở với sự có mặt của các chuyên gia về Luật, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã góp phần hiệu quả trong việc giải quyết trực tiếp những băn khoăn của số lượng lớn CNLĐ, giải quyết kịp thời những vướng mắc tại cơ sở, hạn chế đến thấp nhất tranh chấp lao động tại cơ sở.

Cũng theo ông Chức, Tổng LĐLĐ Việt Nam nên nghiên cứu thành lập Trung tâm Tư vấn pháp luật lao động – xây dựng cơ quan thường trực để tiếp nhận, trả lời, phân loại ngay nhu cầu của CNLĐ, sau đó có định kỳ sẽ có ngày trả lời trực tiếp, hoặc có thể triển khai các nội dung trả lời cụ thể, sâu hơn theo tình huống qua email, hoặc chuyển về các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành tham gia giải quyết, xử lý theo đúng thẩm quyền.

Bày tỏ đồng tình với việc triển khai tư vấn pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ, bà Nguyễn Thị Tuyến – Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội khẳng định: Việc tư vấn pháp luật lao động sẽ đáp ứng được sự kỳ vọng, mong muốn của nhiều CNLĐ, đặc biệt là việc tư vấn pháp luật trực tuyến dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin rất cần thiết trong giai đoạn hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0.

Thực tế hiện nay, đã có nhiều đơn vị, tổ chức triển khai tư vấn pháp luật về lao động, vì vậy, để cạnh tranh cũng như khẳng định được vai trò của tổ chức, khi Công đoàn tư vấn và trả lời phải đảm bảo yếu tố nhanh, kịp thời và chính xác, qua đó mới tạo được sự tin tưởng trong đoàn viên và CNLĐ. Để làm được điều đó, tổ chức Công đoàn cần có tổ chức chuyên môn được đào tạo bài bản, xây dựng đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên hưởng lương để có thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu từ phía đoàn viên, CNLĐ.

Phân tích những mô hình tư vấn pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ đã thành công trong thực tiễn như mô hình tư vấn tại nhà trọ ở Đồng Nai, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Việc tư vấn pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ, cho dù được triển khai dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo mục tiêu: Trước hết là tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho đoàn viên, CNLĐ như: Luật Lao động, Luật Công đoàn, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động... để người lao động có kiến thức, nâng cao khả năng tự bảo vệ mình.

Mục tiêu thứ hai là qua đó, người lao động biết và hành xử theo đúng pháp luật. Thứ ba là thông qua việc tư vấn, tổ chức Công đoàn phải đánh giá, tổng kết được thực tiễn về pháp luật lao động, quan hệ lao động để có chương trình hành động cho phù hợp với thực tiễn.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động