Các dự án BOT: Đề nghị loại bỏ cơ chế mềm
"Không đi qua các trạm thu phí BOT chỉ có nước bay lên trời” | |
Thủ tướng Chính phủ: Yêu cầu xử lý lạm thu tại các dự án BOT | |
Cần giám sát chặt các dự án BOT |
Theo Kiểm toán Nhà nước, trong 5 năm qua đã huy động được trên 170.000 tỉ đồng vốn cho việc đầu tư xã hội hóa của lĩnh vực hạ tầng giao thông. Nhưng, ông Ngô Văn Quý - Trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV (lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở) cho rằng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Trước hết là tính độc quyền của các dự án. Vì hiện nay hầu hết các dự án BOT giao thông đều lựa chọn cầu, đường thuộc tuyến độc đạo để đầu tư.
Ông Quý cũng chỉ rõ sự độc quyền cho nhà đầu tư thu lợi như tại các dự án đường tránh với lý do tăng cường mặt đường, nhà đầu tư xin làm thêm 5 - 10km ở quốc lộ rồi đặt trạm thu phí. Người dân sống trong khu vực chỉ đi qua 5 - 10km đó, không sử dụng đường tránh cũng phải trả tiền.
Trong khi đó, chúng ta đã có quy định trạm thu phí phải cách nhau tối thiểu 70km, nhưng không hiểu sao Bộ Tài chính lại cho cơ chế mềm là trong trường hợp dưới 70km thì thỏa thuận với địa phương rồi trình lên. Đây là cơ chế xin, cùng đó, Bộ GTVT thỏa thuận với nhà đầu tư trên cơ sở những dự án tương tự như tạo ra ân huệ thỏa thuận.
Từ kiểm tra thực tế, đại điện cơ quan Kiểm toán cho rằng khi tính toán phương án tài chính ban đầu dựa vào lưu lượng xe, mỗi nhà đầu tư lại làm một khác. Ví dụ, nhà đầu tư chỉ đếm xe 2 ngày rồi quy ra cả 365 ngày trong một năm.
Do vậy, Kiểm toán Nhà nước đề nghị loại bỏ “cơ chế mềm” trong việc phân định khoảng cách giữa các trạm thu phí. Cùng đó, hiện chưa có cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định dự án đầu tư BOT giao thông mà do nhà đầu tư tự thực hiện nên không được khách quan.
Chính vì vậy, thời gian thu phí được ký kết chưa chính xác. Có dự án sau khi được kiểm toán đã chỉ ra chênh lệch thời gian thu phí so với phương án ban đầu đến 25% - tương đương với 5,5 năm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, vấn đề người dân kêu nhiều vì Nhà nước quên đi vai trò, nghĩa vụ của mình. Ở đây là Nhà nước được ủy quyền để xây dựng hạ tầng phù hợp vói sự đóng góp của người dân.
Nhưng vì một lý do nào đó đã để nhà đầu tư BOT không cho người dân được quyền lựa chọn dịch vụ cung ứng. Do vậy, ngay từ khi lập dự án khả thi, Nhà nước phải đứng ra thực hiện sau đó đấu thầu rộng rãi thay vì việc chỉ định thầu dự án BOT như hiện nay.
Minh Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32