Bứt phá cho nguồn nhân lực chất lượng cao
Tự chủ đại học: Để có nguồn nhân lực chất lượng cao | |
Nhân lực chất lượng cao: Đòn bẩy cho phát triển kinh tế |
Cách mạng 4.0 đồng thời tác động toàn diện tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, nhận thức và thói quen, năng lực của mọi quốc gia và toàn cầu, cũng như từng cá nhân; xuất hiện nhiều năng lực, cơ hội và mô hình kinh doanh mới, cùng với sự biến mất những sở trường, cơ hội cũ, lợi thế kinh doanh và năng lực cũ.
Nhận diện cơ hội và thách thức
Đổi mới công nghệ cũng sẽ dẫn đến một sự thay đổi to lớn từ phía cung hàng hóa thông qua tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt. Các công ty có công nghệ đột phá cần ít vốn để phát triển và sử dụng ít nhân công hơn.
TS.Nguyễn Minh Phong |
Tất cả những yếu tố kể trên sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc thay thế người công nhân bằng máy móc có thể đem lại sự an toàn và tạo ra những năng suất và giá trị mới. Sự tương tác trên mạng xã hội sẽ giúp cho con người gắn kết và hiểu biết văn hóa, hội nhập tốt hơn, mang lại những tiềm năng để nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng 4.0 cũng có thể làm tăng bất bình đẳng và căng thẳng xã hội. Thị trường lao động truyền thống sẽ chia tách thành các phân khúc “kỹ năng thấp/giá rẻ” và “kỹ năng cao/lương cao”. Những công ty công nghệ cao, vốn hóa lớn, cổ đông và các nhà đầu tư, tầng lớp người giàu có lợi hơn là người nghèo, là lao động trình độ thấp.
Thu nhập của nhiều người lao động phổ thông có xu hướng giảm đi do tự động hóa và robot thay thế hàng triệu lao động, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải; Những lao động học vấn và tay nghề kém hơn dễ thất nghiệp hơn, khiến họ và gia đình họ có một tương lai thiếu ổn định hơn…
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong tương lai, trung bình 9% việc làm hiện nay có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa; khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình trang bị lại, bao gồm các kỹ năng mới.
Đồng thời, sẽ xuất hiện những thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thị trường kỹ thuật số. Ước tính đến năm 2020, riêng khu vực châu Âu có thể thiếu khoảng 825.000 chuyên gia trong mảng lĩnh vực này. Sự bất mãn cũng có thể được nhân lên bởi các thiết bị công nghệ số và các mạng truyền thông xã hội. Hơn 30% dân số toàn cầu hiện đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối, học hỏi và chia sẻ thông tin.
Quốc gia và doanh nghiệp nào sở hữu nhiều tri thức, nhân lực chất lượng cao sẽ giành ưu thế cạnh tranh toàn cầu. Yêu cầu hoàn thiện mô hình kinh doanh rất bức thiết và đặt ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu về những thay đổi liên quan đến chi phí, quản trị rủi ro, giảm thiểu tính linh hoạt và sự độc lập trong chiến lược kinh doanh.
Những thay đổi lớn về nhu cầu, sự tham gia và những hành vi mới của người tiêu dùng buộc các công ty phải điều chỉnh phương thức thiết kế, tiếp thị và phân phối sản phẩm, dịch vụ để tăng tính cạnh tranh. Tầm quan trọng của việc thiết lập chế độ bảo vệ an ninh mạng cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật dữ liệu lớn hơn bao giờ hết. Một lỗi nhỏ trong quá trình vận hành có thể gây gián đoạn đến toàn hệ thống và gây hậu quả lớn.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cách mạng 4.0 sẽ khiến 75% lao động ngành điện tử, 86% lao động ngành dệt may, da giày của Việt Nam có nguy cơ bị máy móc thay thế, tạo gánh nặng cho chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, xu hướng già hóa xuất hiện trên thị trường lao động khiến lợi thế dân số của Việt Nam đang trên đà giảm. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa lao động ở một số ngành nghề.
Theo kết quả Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2017, dân số trung bình năm 2017 của cả nước ước tính 93,7 triệu người (thành thị 32,9 triệu người, chiếm 35,1% và nam 46,2 triệu người, chiếm 49,3%).
Tính đến 1/10/2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước 54,88 triệu người, tăng 446,4 nghìn người so với cùng kỳ năm 2016 (nam 28,38 triệu người, chiếm 51,7%); lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 48,21 triệu người, tăng 391,8 nghìn người (nam 26,03 triệu người, chiếm 54%); lao động khu vực nông thôn là 32,11 triệu người, chiếm 66,6%.
Quan sát số liệu của Tổng cục Thống kê được ghi nhận thời gian gần đây, chúng ta thấy một số động thái đáng quan ngại là: Dù gia tăng số lượng và quy mô vốn của doanh nghiệp thành lập mới, song số lao động mới do các doanh nghiệp thành lập mới dự kiến tạo ra lại giảm đi.
Đồng thời, có sự suy giảm mạnh ở các ngành sử dụng lao động đơn giản; cụ thể: Tại thời điểm 1/11/2017, lao động ngành chế biến, chế tạo tăng 5,5%, còn số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 5,6%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,6%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,1%.
Tính chung 11 tháng năm 2017, cả nước có 116.045 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.131,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,8 tỷ đồng, tăng 24,3%.
Tuy nhiên, tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2017 chỉ là 1.065 nghìn người, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016 là 1.268 nghìn người, chỉ bằng 86,1% năm 2015. Trong khi số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014.
Theo Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ LĐ-TB&XH trong báo cáo “Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017”, trong 5 năm qua tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng nhẹ từ 1,96% lên 2,26% vào quý II/2017. Đáng ngại hơn, chỉ trên 23% lao động có bằng cấp, chứng chỉ; trong đó, có hơn 50% thuộc nhóm trình độ CĐ và ĐH trở lên, có chứng chỉ nghề trình độ trung cấp chỉ chiếm 5,42% và chứng chỉ nghề ngắn hạn chiếm 5,6% trong tổng lực lượng lao động.
Ngoài ra, năm 2016, tỷ lệ lao động không có hợp đồng bằng văn bản chiếm 42,2%; khiến họ gần như không tiếp cận được các chính sách an sinh xã hội và động lực, mức độ gắn bó của họ với doanh nghiệp cũng không thể lớn.
Nhìn chung, trong bối cảnh CMCN 4.0, hoạt động sản xuất có xu hướng quay trở lại các nước phát triển, phân bố tập trung gần với thị trường của các quốc gia có trình độ cao, mức độ cơ giới hóa và tự động hóa ngày càng tăng, Việt Nam có nhiều cơ hội rất quý giá thúc đẩy tái cơ cấu các thành phần kinh tế, nhanh chóng đón bắt, tranh thủ các thành tựu khoa học - công nghệ, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghệ mới, đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển; đồng thời, Việt Nam sẽ phải chứng kiến sự suy giảm các lợi thế cạnh tranh vốn có từ nguồn lực lượng lao động trẻ, đông đảo và dễ đào tạo, trong khi áp lực tái đào tạo, chuyển đổi sinh kế và tái hòa nhập cộng đồng cho một lực lượng lớn lao động cả nước, nhất là của bộ phận lao động giản đơn sau tuổi 35, đang và sẽ ngày càng nặng nề hơn.
Cần xây dựng chính sách đồng bộ
Bởi vậy, lời giải bền vững và hiệu quả cho bài toán lao động cả nước cần được tìm trong sự chủ động phối hợp chính sách về tín dụng, thuế, bảo hiểm xã hội, đào tạo nghề và thúc đẩy liên kết, tạo môi trường thuận lợi cho sự luân chuyển và trao đổi lao động; điều chỉnh nội dung và phương thức giáo dục đào tạo theo hướng thị trường, tiếp cận vị trí việc làm cụ thể và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu phi chính thức sang chính thức; thích ứng với xu hướng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, hỗ trợ lao động bị mất việc do máy móc thay thế và ưu tiên nguồn lực cho vùng đói nghèo, mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành nhằm tiết kiệm chi phí, hạn chế sự trục lợi các chính sách hỗ trợ, ưu tiên; bảo vệ quyền của người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, bình đẳng giữa nam và nữ, coi trọng trang bị kỹ năng nghề nghiệp phù hợp.
Đặc biệt, Việt Nam phải trở thành một trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số thế giới trên cơ sở cải cách thực hiện mạnh mẽ, triệt để hệ thống giáo dục đào tạo; ưu tiên đào tạo các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật; tăng cường đào tạo về công nghệ thông tin trong các ngành, các lĩnh vực và các cấp học; đưa lập trình vào dậy từ bậc học phổ thông, tiếng Anh phải trở thành ngôn ngữ thứ 2, tiến tới phổ cập tiếng Anh; phát triển mạnh các mô hình, phương thức đào tạo mới trên nền tảng ứng dụng Internet để tạo thêm cơ hội học tập mọi nơi, mọi lúc cho người dân.
Xây dựng Chính phủ điện tử, liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội; đầu tư nâng cao năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ nhất là các công nghệ mới theo xu hướng của cuộc CMCN 4.0; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển; gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo đại học và trên đại học; tạo lập các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, vườm ươm doanh nghiệp trong các trường đại học, viện nghiên cứu.
Thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp và chuyển động lực phát triển chính vào khu vực tư nhân; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, mọi doanh nghiệp dễ dàng và bình đẳng trong việc tiếp cận với các cơ hội số, cơ hội phát triển; nâng cao nhận thức và năng lực xã hội về an toàn thông tin; hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn thông tin mạng…
TS.Nguyễn Minh Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40