Tự chủ đại học: Để có nguồn nhân lực chất lượng cao
Tự chủ đại học đã thống nhất là phải làm |
2 năm mới có 4 trường được giao quyết định tự chủ
Sau 3 năm triển khai (kể từ khi ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017), đến nay Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập, gồm 12 cơ sở có thời gian tự chủ trên 2 năm; 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm, trong đó có 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: K.Thoa |
Tuy thời gian thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77 chưa dài nhưng các cơ sở giáo dục ĐH được lựa chọn thí điểm đã bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng tính chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường cũng như đã có những thành tựu nhất định trong việc thu hút người học và đảm bảo nguồn thu, được xã hội công nhận.Tuy nhiên, theo ý kiến của đại diện các trường thực hiện thí điểm tự chủ ĐH cho biết, tự chủ ĐH ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Trong đó, cơ sở pháp lý về tự chủ chưa đồng bộ; cơ chế quản lý theo chế độ Bộ chủ quản không còn phù hợp. Các cơ sở giáo dục đại học được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ đại học, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ. Năng lực quản trị đại học của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là cơ chế đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình với các bên liên quan chưa hiệu quả...
Do vậy, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) Phùng Xuân Nhạ, cần thẳng thắn nhìn nhận những việc đã làm được, chưa làm được; những khó khăn, vướng mắc phát sinh và những ý kiến đóng góp tại hội nghị này sẽ được tiếp thu để hoàn thiện Nghị định về chính sách tự chủ đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập; đồng thời là căn cứ để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ĐH hiện hành, sửa đổi bổ sung một số luật có liên quan để tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn cho việc thực hiện hiệu quả tự chủ ĐH.
Đề cập đến những khó khăn khi các trường thực hiện tự chủ ĐH, theo nhóm nghiên cứu toàn diện về tự chủ ĐH của trường ĐH Kinh tế quốc dân, có 6 nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là cơ sở pháp lý về tự chủ ĐH chưa vững chắc và thiếu đồng bộ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của các luật có liên quan chưa phù hợp đối với quá trình vận hành của các trường được giao tự chủ… Nghịch lý lớn nhất là trong khi các cơ sở giáo dục ĐH thí điểm tự chủ cần triển khai thực hiện nghị quyết mới (Nghị quyết 77) nhưng được hướng dẫn làm “theo quy định hiện hành”…Do đó khi được giao thí điểm tự chủ ĐH, các trường không nhận được sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Các trường chưa rõ thẩm quyền được tự chủ của mình.Đặc biệt, tự chủ ĐH chưa gắn liền với đổi mới quản trị trong cơ sở giáo dục ĐH. Các trường đã thực hiện tự chủ nhưng cơ chế quản trị chưa hoàn thiện do chưa có chế tài cho việc thành lập Hội đồng trường (Hiện có 5/19 trường khảo sát chưa thành lập Hội đồng trường) nên ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương tự chủ ĐH. Điều này khiến cho việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả và chất lượng đào tạo chưa được nâng cao.
Ngoài ra, theo đại diện một số trường, mối quan hệ giữa Hội đồng trường và cơ quan chủ quản cũng là điều cần làm rõ. Bởi làm rõ mối quan hệ giữa Hội đồng trường và cơ quan chủ quản trong giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn xoá bỏ cơ chế cơ quan chủ quản là vô cùng quan trọng. Theo đề xuất của trường Đại học Kinh tế quốc dân, nên thí điểm xoá bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với một số trường đang thí điểm tự chủ thành công từ nay đến 2020 dựa trên việc đăng kí và xây dựng đề án cũng như các điều kiện về kiểm định chất lượng, về trách nhiệm giải trình; công khai thông tin một cách minh bạch của các trường này…
Đồng thời, cần có chế tài liên quan tới việc thành lập Hội đồng trường như quy định: sau 1 năm kể từ ngày có quyết định tự chủ nếu trường không thành lập được Hội đồng trường thì bị “thu lại” quyết định giao tự chủ. Cần bổ sung các văn bản của Nhà nước để làm rõ mối quan hệ, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường với Đảng ủy và Ban giám hiệu để không bị trùng lặp gây khó khăn và vướng mắc trong quá trình hoạt động…
Cần thay đổi tư duy khi thực hiện tự chủ
Lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng,việc thực hiện tự chủ ĐH ở Việt Nam dù có tính tới đặc thù thì về cơ bản vẫn theo xu thế, quy luật phát triển của thế giới.Vấn đề tự chủ ĐH ở Việt Nam được nhắc đến từ năm 2003 trong Điều lệ các trường ĐH. Nhưng phải đến năm 2014 tự chủ ĐH mới được thực hiện thí điểm.“Đây không còn là lúc bàn có cần tự chủ hay không mà phải làm với trách nhiệm rất cao của các bộ, đặc biệt của các trường đại học. Chúng ta phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Đất nước chỉ có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn khi có nguồn nhân lực chất lượng cao” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nói đến các cơ chế, chính sách liên quan đến các trường ĐH, Phó Thủ tướng dùng hình ảnh “1 khóa, 2 chìa và 4 nấc”. Nấc đầu tiên là trường không được tự chủ chút nào, nhà nước bao cấp hết thì khóa rất chặt. Nấc thứ hai cho trường tự chủ một phần chi thường xuyên, khóa sẽ mở ra thêm một chút. Nấc thứ ba là trường tự chủ toàn bộ chi thường xuyên thì nới ra chút nữa. Phải đợi đến khi tự chủ toàn bộ, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì "khoá" mới nới hết ra. Còn 2 chìa là của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản, các bộ, các tỉnh.Để “tháo khoá”, Phó Thủ tướng cho rằng cần hiểu đúng về tự chủ là tự quản, tự trị.Tự chủ trước hết là về chuyên môn, học thuật trong giảng dạy và nghiên cứu.
Liên hệ đến thực tế nhiều trường ĐH tiên tiến trên thế giới, có kinh phí từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn tự chủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tự chủ tài chính là được tự chủ về thu, chi theo quy định pháp luật.Nguồn ngân sách nhà nước trước đây cấp cho các trường ĐH theo đầu vào, tính số biên chế, hay tính số chỉ tiêu đăng ký, không phụ thuộc vào chất lượng đầu ra. Giờ nguồn ngân sách nhà nước phải theo giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo và căn cứ vào chất lượng đầu ra.
“Không nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, chúng ta không hoàn thành trách nhiệm với đất nước, với xã hội.Bị thua thiệt so với các trường ĐH khác, ĐH nước ngoài.Gây lãng phí cho xã hội, người dân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Do đó, để tạo điều kiện cho các trường tự chủ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD- ĐT tháo gỡ tối đa, bỏ các quy định hành chính, cứng nhắc như tỷ lệ sinh viên/giảng viên, tỷ lệ giảng viên cơ hữu vốn để ngăn chặn tiêu cực những trường yếu kém nhưng vô hình trung lại kìm hãm các trường đã tự chủ tốt.
Các cơ quan chủ quản phải thay đổi quan niệm lâu nay coi nhà trường như một vụ, một trung tâm của mình mà quên mất đây là một trường ĐH. Đồng thời, lãnh đạo các trường ĐH, trực tiếp nhất từ các hiệu trưởng phải thay đổi tư duy trong thực hiện tự chủ, đơn cử như còn những băn khoăn, e ngại khi thành lập Hội đồng trường.“Luật đã có quy định nhưng Hội đồng trường phần lớn chưa lập, hoặc lập ra rồi nhưng chưa đúng là cơ quan quyền lực thì không được. Hội đồng trường phải có quyền quyết định tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính.
Có ý kiến lo lắng về sự chồng chéo trong phối hợp giữa Hội đồng trường với Đảng ủy trường khi thực hiện công tác nhân sự, lãnh đạo, chỉ đạo. Thực tế quyết định về nhân sự luôn phải có sự xem xét, cho ý kiến của Đảng ủy khi tiến hành quy trình bổ nhiệm theo quy chế hoạt động của trường”, Phó Thủ tướng chỉ rõ./.
H.Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19