Bước tiến lớn nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức tại Việt Nam
ILO hoanh nghênh bước tiến lớn nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức tại Việt Nam |
Phù hợp với đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế
Ngày 8/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, với 458/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,82% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Ảnh: Quochoi.vn |
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV diễn ra sáng 8/6, các ý kiến đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết gia nhập Công ước số 105 và cho rằng việc gia nhập Công ước phù hợp với đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Việc gia nhập Công ước số 105 vào thời điểm này là thận trọng, phù hợp với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, vì lợi ích Quốc gia, thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, không chấp nhận cưỡng bức bóc lột lao động.
Các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng các nội dung của Công ước số 105 không trái với các quy định của Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, ngoài khái niệm về cưỡng bức lao động tại khoản 7 Điều 3 và quy định cấm cưỡng bức lao động tại khoản 2 Điều 8, Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều quy định cụ thể nhằm phòng, chống lao động cưỡng bức tương ứng với các trường hợp theo hướng dẫn của ILO, bao gồm:
Điều 17 quy định nghiêm cấm người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động;
Điều 35 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần nêu lý do mà chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động. Trong một số trường hợp, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay lập tức mà không cần báo trước như trường hợp không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
Điều 102 quy định người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động trong một số trường hợp theo quy định. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình và mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động;
Khoản 2 Điều 107 quy định người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động và đáp ứng các điều kiện quy định tại Bộ luật Lao động;
Điều 124 quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động chỉ bao gồm: Khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức; sa thải. Người sử dụng lao động không được tự đặt ra những hình thức xử lý kỷ luật khác ngoài 4 hình thức trên như hình thức cưỡng bước lao động;
Điều 127 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động bao gồm: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Cam kết chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức
Ngay khi Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Công ước số 105, ILO chúc mừng Việt Nam với quyết định phê chuẩn này, đưa tổng số công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam phê chuẩn lên 7/8 công ước.
Công ước số 105 bổ sung cho Công ước số 29 về lao động cưỡng bức - một công ước cơ bản khác đã được Việt Nam phê chuẩn vào năm 2007. “Với lần phê chuẩn này, Việt Nam đang chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức. Việc phê chuẩn lần này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh con số ước tính toàn cầu của ILO cho thấy khẩn thiết phải thực hiện các biện pháp hiệu quả, khẩn cấp để xóa bỏ lao động cưỡng bức,” bà Corrine Vargha - Trưởng Ban Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của ILO tại Geneva, ca ngợi.
Cũng theo bà Corrine Vargha, “Thông qua việc phê chuẩn Công ước 105, Việt Nam đang tiến dần tới đạt được việc làm thỏa đáng và thực hiện được ở cấp quốc gia các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 2030 của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là mục tiêu số 8.7.”
Lao động cưỡng bức được hiểu là công việc được thực hiện một cách không tự nguyện, phải làm dưới sự đe dọa của một hình phạt nào đó. Lao động cưỡng bức chỉ những tình huống trong đó con người bị ép buộc phải làm việc thông qua việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, hoặc bằng những biện pháp tinh vi hơn như thao túng khoản nợ, giữ giấy tờ nhân thân, hoặc đe dọa tố cáo với các cơ quan quản lý di trú. Lao động cưỡng bức làm tổn hại nhân phẩm con người, không cho người lao động khả năng được tìm kiếm sự đầy đủ về vật chất và phát triển tinh thần dựa trên ý chí tự do.
Theo đại diện ILO, ở phần lớn các quốc gia trên thế giới ngày nay, pháp luật quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Một trong những hình thức của lao động cưỡng bức là lao động tù cưỡng bức, là điều kiện duy nhất trên cơ sở đó tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới được phép cấm nhập khẩu hàng hóa có sử dụng hình thức lao động này trong quy trình sản xuất. Người dân ở các quốc gia phát triển cũng có thói quen tẩy chay các loại hàng hóa có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức.
ILO có tổng số 8 công ước cơ bản, bao trùm 4 lĩnh vực quan trọng là: Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, lao động trẻ em. Với quyết định phê chuẩn Công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bước, đưa tổng số công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam phê chuẩn lên 7/8 công ước. |
Chính vì thế, việc phòng, chống việc sử dụng lao động cưỡng bức khuyến khích doanh nghiệp không thực hiện các hành vi cưỡng bức lao động, góp phần giúp cho hàng hóa của các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tránh được các rủi ro bị cấm nhập hoặc bị tẩy chay bởi quốc gia nhập khẩu hàng hóa đó. Việc không sử dụng lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ cũng được coi là một thành phần của “giấy thông hành” của hàng hóa, dịch vụ đó khi tiếp cận thị trường toàn cầu.
Theo số liệu ước tính của ILO, có tới 24,9 triệu nạn nhân của lao động cưỡng bức trên thế giới. Trong số đó, 16 triệu người bị bóc lột trong khu vực tư nhân như lao động giúp việc gia đình, ngành xây dựng và nông nghiệp; 4,8 triệu người bị bóc lột lao động tình dục, và 4 triệu người bị cưỡng bức lao động do các cơ quan nhà nước áp đặt. Trong khu vực tư nhân, lao động cưỡng bức tạo ra mức lợi nhuận phi pháp lên tới 150 triệu đô la Mỹ mỗi năm.
“Chính phủ và các đối tác xã hội đã và đang thực hiện những nỗ lực bền bỉ và nhất quán nhằm cải thiện khung pháp luật để mở đường cho Việt Nam tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao một cách bền vững,” Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee, cho biết.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm hiệp định giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA), yêu cầu các quốc gia thành viên sẽ tiếp tục và duy trì các nỗ lực liên tục hướng tới phê chuẩn tất cả các công ước cơ bản này để đảm bảo rằng tự do thương mại góp phần bảo vệ quyền của người lao động và phân chia công bằng hơn những thành quả kinh tế đạt được từ tiến trình này.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25