Bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2017: Thành quả và niềm tin

Cùng với cả nước, 2017 là năm thành công toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đây chính là tiền đề để toàn hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân Thành phố đồng tâm, hiệp lực quyết thực hiện thắng lợi nữa trên mọi lĩnh vực trong năm 2018.
buc tranh kinh te xa hoi thu do nam 2017 trien vong nam moi 2018 thanh qua va niem tin Động lực mới cho phát triển kinh tế Thủ đô
buc tranh kinh te xa hoi thu do nam 2017 trien vong nam moi 2018 thanh qua va niem tin ​Tập trung thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng

Kinh tế Thủ đô duy trì đà tăng trưởng bền vững

Số liệu của Cục Thống kê Hà Nội cho thấy, trong năm qua, với sự quyết liệt, đổi mới trong phương thức chỉ đạo điều hành, thực hiện tốt các nhiệm vụ Trung ương giao, Thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm “Năm kỷ cương hành chính 2017”, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu ngân sách và tiến độ giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản; tăng cường quản lý, chỉnh trang đô thị; chỉ đạo quyết liệt các giải pháp dập bệnh dịch sốt xuất huyết; tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân, an sinh xã hội….

buc tranh kinh te xa hoi thu do nam 2017 trien vong nam moi 2018 thanh qua va niem tin
Kinh tế Thủ đô duy trì đà tăng trưởng bền vững trong năm 2017.

Nhờ đó, Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện: Thu hút vốn đầu tư tăng cao; giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiểm soát; an sinh xã hội được đảm bảo. Tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều hoàn thành kế hoạch, trong đó thu ngân sách vượt dự toán và 06 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò là một đầu tàu kinh tế của cả nước.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội năm 2017 ước tăng 8,5% (theo cách tính mới tăng 7,3%). Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7%. Giá cả thị trường ổn định, chỉ số giá tiêu dùng bình quân ước tăng 3,05-3,11%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ ước tăng 10,3%.

Tín dụng ngân hàng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và vốn cho sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 11,54 tỷ USD, tăng 8%. Du lịch tiếp tục là ngành mũi nhọn của Thủ đô, năm 2017, Hà Nội ước đón 23,83 triệu lượt khách du lịch, tăng 9%.

Trong đó, khách quốc tế 4,95 triệu lượt, tăng 23%, doanh thu từ khách du lịch ước đạt 70.958 tỷ đồng, tăng 15%. Thu ngân sách của Thành phố cũng vượt 1,4% dự toán. Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 207,628 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so thực hiện năm 2016. Trong đó, thu nội địa 187,64 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2%. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 77,262 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của Thành phố được cải thiện rõ nét; thu hút đầu tư đạt kết quả cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội xếp ở vị trí 14/63, tăng 10 bậc và cao nhất từ trước đến nay. Đây là năm thứ 4 liên tiếp chỉ số này của Hà Nội tăng hạng và cũng là năm đầu tiên Hà Nội bước vào nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt.

Đặc biệt, công tác đăng ký doanh nghiệp qua mạng được đẩy mạnh, tỷ lệ hồ sơ đăng ký kinh doanh được thực hiện qua mạng đạt 100%; doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 98%; thủ tục hải quan điện tử đạt 100% và Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước. Tại kỳ họp thứ 5, HĐND Thành phố khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho biết: Trong năm qua, Thành phố ước phê duyệt chủ trương đầu tư 160 dự án vốn ngoài ngân sách trị giá 110 nghìn tỷ đồng.

Vốn đăng ký FDI cả cấp mới và tăng vốn ước đạt 3,356 tỷ USD. Thành phố tiếp nhận 128 dự án đầu tư theo hình thức PPP, trong đó: 8 dự án đã hoàn thành, tổng vốn đầu tư 13.683 tỷ đồng; 12 dự án đang triển khai thực hiện, tổng vốn đầu tư 28.505 tỷ đồng; 99 dự án đang tiến hành thủ tục, tổng vốn đầu tư 287.949 tỷ đồng.

Cấp đăng ký doanh nghiệp cho 25.160 doanh nghiệp, tăng 11% cùng kỳ, vốn đăng ký 240 nghìn tỷ đồng (tăng 4%), nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn lên 231,92 nghìn doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong năm qua, nhờ sự quyết liệt chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án xây dựng nông thôn mới (NTM), Hà Nội đã có thêm 2 huyện Thanh Trì và Hoài Đức đạt chuẩn NTM nâng tổng số lên 04 huyện NTM; có thêm 30 xã đạt chuẩn (Kế hoạch là 22 xã), nâng tổng số lên 285 xã NTM (tỷ lệ 73,8%).

Kết quả nổi bật trong xây dựng NTM ở Hà Nội thời gian qua là giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp đạt 239 triệu đồng/ha, tăng hơn 6 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm trước và tăng bốn triệu đồng/ha so với kế hoạch đề ra. Thành phố đã dồn điền, đổi thửa được gần 79 nghìn ha, góp phần thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất.

Kỳ vọng năm 2018

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm qua, kinh tế Thủ đô vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sự quá tải về đường giao thông, cấp thoát nước, trong khi công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển.

Ngoài ra, với 5,3 triệu xe máy, 560 nghìn ôtô, 10 nghìn xe đạp điện và tốc độ tăng hàng năm về ôtô khoảng 17 %, xe máy 11% nên mặc dù đầu tư cho giao thông hàng năm lớn (xấp xỉ 50% tổng đầu tư), nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đang và sẽ tiếp tục đặt yêu cầu cải thiện hạ tầng giao thông vào thế nước sôi, lửa bỏng. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy, quản lý trật tự xây dựng,... vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Với vị thế Thủ đô, Hà Nội có lợi thế vượt trội so với cả nước. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại, trên địa bàn Thành phố có nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia... lại được Trung ương đặc biệt quan tâm hỗ trợ toàn diện và có Luật Thủ đô, với nhiều không gian chính sách và cơ chế đặc thù về kinh tế, tài chính.

Hòa nhịp với công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của cả nước, những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể lớn lao về kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn 2016 - 2020 đã, đang và sẽ tiếp tục đòi hỏi phải đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ngày càng hướng vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và phát triển kinh tế xanh…

Với tinh thần đó, “năm 2018 – Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị” sẽ là năm chuyển động mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn cả về nhận thức và hành động của toàn thể Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thủ đô nhằm kiến tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế Thủ đô cả về lượng và về chất, tăng hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và tập trung sâu hơn vào những lợi thế so sánh mà Hà Nội sở hữu, nhất là yếu tố thể chế và con người… Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

Trong năm mới Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo hấp dẫn thu hút vốn đầu tư quốc tế, sao cho nhiều hơn và có hiệu quả, chất lượng cao hơn và với cơ chế thông thoáng, khuyến khích hơn. Chủ động hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng khu công nghiệp, gắn với việc lấp đầy diện tích bằng dự án FDI được lựa chọn và xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng điểm.

Kiên quyết nói không với những dự án gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng và tài nguyên. Kiên trì và linh hoạt trong định hướng, hỗ trợ các khu công nghiệp mới phát triển theo hướng chuyên ngành và hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm, vừa có nhà máy sản xuất sản phẩm cuối cùng, vừa có doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Cùng với đó, thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Trong năm 2018, Hà Nội cũng sẽ rà soát kết quả thực hiện các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra để tiếp tục có giải pháp trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cả nhiệm kỳ, gắn với đánh giá 10 năm hợp nhất mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Trong bối cảnh mới, đòi hỏi những nhận thức và chủ trương mới, đặc biệt luôn cần những cách nghĩ, cách làm mới, sáng tạo và quyết liệt, hiệu quả hơn để phát huy hiệu quả những nguồn lực đang có, tạo thêm những xung lực mới cho tái cấu trúc và phát triển kinh tế Thủ đô nhanh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn, tăng thêm sức Xuân cho Thủ đô, cũng như cho cả nước.

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn vạn lần dân liệu cũng xong”, một khi ý Đảng, lòng dân là một, thành công đến như một lẽ đương nhiên.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động