Bộ Tài chính: Giá xăng không tác động lớn tới CPI
Dân lo giá tăng "dây chuyền", Bộ khẳng định giá xăng đã được kìm lại | |
Tăng giá xăng, người tiêu dùng bức xú |
Trao đổi với VnExpress, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho rằng những đợt điều chỉnh gần đây ảnh hưởng nhất định đến mặt bằng giá cả thị trường cũng như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong thời gian tới. Cụ thể, trong khi giá điện tăng 7,5% (ngày 16/3), tỷ giá tăng 1% (hôm 7/5) thì giá xăng cũng có 2 đợt tăng, tổng cộng thêm 3.200 đồng.
Theo Cục Quản lý giá, dự kiến CPI tháng 5 và 6 chỉ "tăng nhẹ, không có đột biến" mặc dù vừa trải qua những lần điều chỉnh giá điện, xăng. "Khi điều chỉnh giá những mặt hàng này, các cơ quan quản lý đã cân nhắc lựa chọn phương án tăng giá ít tác động nhất đến đời sống nhân dân, đến CPI và cũng cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp", đại diện Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính cho hay.
Trên thực tế, dù tỷ giá đôla Mỹ không nằm trong rổ tính toán CPI nhưng việc điều chỉnh giá đồng bạc xanh này cũng tác động đến hành vi của người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng nên lạm phát.
Ngay sau khi xăng tăng thêm 1.200 đồng một lít hôm qua 20/5, các hãng taxi đã đồng loạt tăng giá cước vận tải. Về việc này, đại diện Cục Quản lý giá cho biết sẽ giao các Sở Tài chính kiểm tra mức điều chỉnh tăng, kê khai giá mới của các doanh nghiệp này có hợp lý, phù hợp vời mức tăng của giá thành hay không. "Chúng tôi sẽ kiên quyết dừng các trường hợp kê khai tăng giá không phù hợp với tác động của yếu tố đầu vào và mặt bằng giá cả thị trường", lãnh đạo Cục Quản lý giá cho biết.
Ngoài cước vận tải, các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, gas… cũng sẽ vào diện tập trung thanh, kiểm tra về giá để đảm bảo không xảy ra tình trạng "ăn theo" xăng, điện.
Không chỉ khẳng định CPI không tăng đột biến sau hai lần điều chỉnh tăng giá xăng, Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh hai lần điều chỉnh tăng giá xăng hôm 5/5 và 20/5 hoàn toàn độc lập với việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 lên 3.000 đồng. "Sở dĩ khẳng định như vậy là do việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đã được Liên Bộ Tài chính - Công Thương cân nhắc kỹ lưỡng, không làm tăng giá xăng, dầu trong nước thông qua việc tính toán tương tác giữa thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường trong cơ cấu giá cơ sở", cơ quan này cho biết.
Theo tính toán, với mức giá cơ sở hiện nay, mỗi lít xăng đang phải gánh 40% là thuế (thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng). Trong đó, riêng thuế bảo vệ môi trường, sau khi tăng lên 3.000 đồng, chiếm gần 15% giá cơ sở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36