Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Dễ gánh “án oan”

Vừa qua, Bộ LĐTB&XH phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nội dung này chưa phù hợp với thực tế và khả năng thực thi không cao.
Việt Nam đã có bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Lễ ký kết “Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc”

Dân công sở “kêu trời”

Theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, không chỉ các hành vi mang tính thể chất như cơ thể khiêu khích, cái nhìn gợi tình... mà còn bao gồm những hành vi QRTD bằng lời nói như những câu chuyện cười gợi ý về tình dục, nhận xét về trang phục hay cơ thể một người nào đó... Về nội dung bộ quy tắc này, có nhiều quan điểm trái chiều nhau. Tuy nhiên phổ biến vẫn là những ý kiến cho rằng nội dung cứng nhắc, nhiều chỗ còn chưa rõ ràng, dễ dẫn đến những quy kết không phù hợp với hoàn cảnh.

Anh Nguyễn Việt Tú, nhân viên kinh doanh (Công ty cổ phần thương mại Hải Việt – Mỹ Đình) băn khoăn: “Nếu xét theo nội dung của bản quy tắc thì việc trêu đùa nhau giữa những người đã có gia đình tại nơi làm việc với những nội dung liên quan đến những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể thường được gọi vui là “lộ hàng” cũng bị coi là phạm quy. Do tính chất công việc khá áp lực nên mọi người trong công ty đều coi đó là những trò đùa giúp bầu không khí nơi công sở bớt căng thẳng, kéo mọi người lại gần nhau hơn...”.

Còn anh Phạm Việt Phương – nhân viên IT chia sẻ: “Nếu chiếu theo nội dung bản quy tắc thì bản thân tôi cũng đã vi phạm nhiều lần rồi. Có thể nội dung nghiêm túc một cách thái quá này sẽ phù hợp với các cơ quan nhà nước hơn là môi trường làm việc tư nhân như chúng tôi...”.

Chia sẻ về nội dung bản quy tắc, ông Hà Đình Bốn, vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: “Để khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động cùng phối hợp tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và an toàn, bộ quy tắc đưa ra một số biện pháp phòng chống QRTD tại nơi làm việc. Trong đó nhấn mạnh đến việc bảo vệ danh tính của các bên liên quan - vấn đề được biết đến như là trở ngại lớn nhất khiến phần lớn những người bị QRTD ngần ngại không dám lên tiếng tố cáo”.

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Dễ gánh “án oan”

Nạn QRTD hiện đang là thực trạng phổ biến tại các công sở.

Ảnh minh họa.

Trong khi đó, không ít người lại cho rằng, bản quy tắc quá chú trọng vào liệt kê những hành vi QRTD mà vẫn còn lúng túng trong việc đưa ra những biện pháp cho người bị quấy rối thì chưa rõ ràng và quyết liệt. Chị Mỹ Anh – nhân viên của một công ty truyền thông chia sẻ: “Do tính chất công việc của mình là thường xuyên phải gặp khách hàng để đàm phán, ký hợp đồng quảng cáo cho công ty. Nhiều đối tác hẹn mình đi cafe để trao đổi công việc nhưng lại được đưa đẩy sang những nội dung nhạy cảm khác như tình ban trưa, tình một đêm...thì việc ký kết hợp đồng mới thuận lợi hơn...”. Đối với những trường hợp như thế thì chúng tôi mong muốn có chế tài xử phạt nghiêm minh. Còn việc kêu gọi sự tự nguyện cũng như một vài biện pháp tự phòng vệ một cách đơn giản thì hiệu quả sẽ không cao...”.

Quan trọng vẫn là giáo dục ý thức cộng đồng

PGS. TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng:

“Việc công ty, doanh nghiệp... đưa ra những quy tắc là một hình thức nhắc nhở mọi người về một hiện tượng có thực, cần được quan tâm là một cách làm hay. Nó giống như hương ước ở các làng xã thời xưa. Tuy nhiên về nội dung, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yếu tố tập quán, văn hóa của Việt Nam, tránh hình thức mà hiệu quả lại không được như mong muốn. Quan trọng nhất vẫn là sự giáo dục ý thức trong cộng đồng, đặc biệt chú trọng đặt vào địa vị người phụ nữ để cho họ ý thức được quyền của mình để từ đó có sự phản ứng thích hợp hơn là thái độ im lặng, cam chịu như hiện nay...”.

Cần kiện toàn hành lang pháp lý

Theo ông Hà Đình Bốn, bộ quy tắc được áp dụng cho các doanh nghiệp, không kể quy mô. Thuật ngữ "nơi làm việc" không chỉ bao hàm những địa điểm cụ thể như văn phòng hay nhà máy, mà còn là những địa điểm khác có liên quan đến công việc như các hội thảo, tập huấn, công tác chính thức... “Bộ quy tắc này không phải là luật, đây được coi là nguồn tài liệu tham khảo, hướng dẫn cách ứng xử tại nơi làm việc được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp” – ông Bốn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở góc độ quản lý tại các doanh nghiệp, nhiều người lại cho rằng việc thực hiện theo bộ quy tắc không giải quyết được gì mà trái lại còn tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp. Ông Trần Hữu – Phó giám đốc Công ty cổ phần xây dựng SHD cho biết: “Hiện tại nhiều công ty đều ban hành nội quy riêng phù hợp với tính chất hoạt động. Trong bản nội quy đó đã bao gồm những quy định về văn hóa ứng xử nhằm xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh. Vì thế, nếu “gánh” thêm một bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc thì vô hình, lại tạo áp lực căng thẳng lên nhân viên trong công ty, bởi cứ phải cảnh giác, dè chừng...từng hành động đến lời ăn tiếng nói”.

Luật sư Vi Văn Diện – văn phòng luật Thiên Minh - cho biết, bộ quy tắc được coi là một văn bản “hướng dẫn cách ứng xử tại nơi làm việc”, dựa trên cơ sở kêu gọi sự tự giác . Đây chưa phải là một văn bản luật, có thể quy định bắt buộc thực hiện đối với mọi đối tượng nên chưa có chế tài cụ thể nên khả năng thực thi thì hiệu quả cũng không cao. Trong khi đó muốn kiện ra tòa thì thủ tục đi kèm rất phức tạp, cụ thể nạn nhân phải có đầy đủ bằng chứng như: quay phim, chụp ảnh...Vì thế nhiều nạn nhân đành im lặng hoặc tặc lưỡi cho qua.

“Trên thực tế Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định hành vi QRTD tại nơi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực thi đều vấp phải một điểm chung là chưa cụ thể, chung chung trong việc đưa ra các tiêu chí, dấu hiệu để nhận diện hành vi nào là QRTD. Vì thế nên kiện toàn lại hành lang pháp lý để bảo vệ cho người lao động với những chế tài xử phạt rõ ràng. Bên cạnh đó việc tuyên truyền để người lao động nắm rõ luật để tự bảo vệ mình sẽ phù hợp hơn” – luật sư Diện cho biết.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Xem thêm
Phiên bản di động