Bảo hiểm hưu trí bổ sung cần có lộ trình
Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm xã hội | |
Bảo hiểm thất nghiệp: Điểm tựa của lao động mất việc | |
Bảo hiểm y tế: “Phao cứu sinh” của người bệnh |
Theo dự thảo nghị định về bảo hiểm hưu trí bổ sung, đối tượng tham gia sẽ là những người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đang tham gia BHXH bắt buộc. Dự thảo nghị định gồm 5 chương, 27 điều và được Bộ LĐTB&XH tổ chức lấy ý kiến đến hết ngày 1/12/2015. Những đóng góp này sẽ được ban soạn thảo tổng hợp, sửa đổi đưa vào nghị định trước khi trình Chính phủ.
Ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng vụ BHXH (Bộ LĐTB&XH) cho biết, lý do để đưa ra bảo hiểm hưu trí bổ sung là vì mức lương hưu bình quân của NLĐ hiện tại là không bảo đảm đời sống. Do đó, nhiều người mong muốn được đóng thêm tiền để khi về hưu nhận lương nhiều hơn nhưng lại bị khống chế bởi Luật BHXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. “Như vậy, trường hợp NLĐ có lương cao hơn thì giới hạn trần đóng BHXH là chưa thuận lợi nếu họ có nhu cầu được hưởng lương hưu cao hơn khi về già, tương ứng với mức lương khi họ còn đi làm”, ông Nam nhận xét.
Thực tế, một số doanh nghiệp (DN) đã áp dụng chính sách đãi ngộ NLĐ về khoản lương hưu bổ sung trong tương lai để giữ chân lâu dài người giỏi như Unilever Việt Nam, Dutch Lady Việt Nam, Nestlé Việt Nam...Các DN này đã trích lập một quỹ hưu trí bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của mình để chi trả lương hưu bổ sung cho NLĐ khi họ hết tuổi lao động. Bộ LĐTB&XH cũng cho biết, trên thế giới đã có khoảng 80 quốc gia đã triển khai bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Ảnh minh họa |
Dự thảo nghị định cho biết, cơ chế tạo lập quỹ là từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ. NSDLĐ đóng thấp hơn hoặc bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở. Các khoản đóng của DN và NLĐ được miễn thuế thu nhập. Về cơ chế hưởng, NLĐ sẽ hưởng hưu trí bổ sung hằng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc hưởng một lần. Mức hưởng lương hưu bổ sung hằng tháng bằng giá trị tài khoản tiết kiệm cá nhân của NLĐ ở thời điểm nghỉ hưu chia cho 240 (tương ứng 20 năm hưởng lương). Mức hưởng một lần được xác định bằng toàn bộ số tiền tồn tích trong tài khoản tiết kiệm cá nhân của NLĐ sau khi đã trừ các khoản phí tính đến thời điểm hưởng.
Bàn về những nội dung cần phải làm rõ trong dự thảo nghị định, ông Trương Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ, nêu những câu hỏi mà NĐ phải chú ý đó là hình thức đầu tư quỹ thế nào để tránh rủi ro hay nguyên tắc bảo toàn quỹ ra sao phải rõ ràng. Ngay cả đến tiền bảo hiểm bổ sung này cũng chưa được làm rõ. Nó sẽ thuộc tài sản của riêng NLĐ hay của NSDLĐ. Nếu hoàn toàn là tài sản của NLĐ thì quyền định đoạt tài sản đó như thế nào. Đặc biệt vai trò của Bộ LĐTB&XH cũng như Bộ Tài chính như thế nào trong vấn đề này..?
Đại diện Công đoàn yêu cầu, dự thảo nghị định cần quy định mức sàn nhất định để NSDLĐ có trách nhiệm đóng. Việc chi trả cũng phải linh hoạt. Nếu NLĐ chuyển dịch từ đơn vị đang tham gia sang đơn vị không tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung thì sẽ thế nào…?
Đây là một chính sách mới, nên cũng có ý kiến nêu là cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp, trước mắt chỉ áp dụng đối với NLĐ và NSDLĐ trong các loại hình doanh nghiệp đang tham gia BHXH bắt buộc và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung phải thông qua NSDLĐ (NSDLĐ đóng một phần hoặc toàn bộ) để thể hiện trách nhiệm của NSDLĐ cũng như sự gắn kết trong quan hệ lao động, khuyến khích người lao động làm việc lâu dài cho NSDLĐ.
Nam Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27