Báo Ấn Độ ca ngợi Việt Nam là “con hổ” châu Á đang trỗi dậy
Việt Nam phải là con thuyền chủ động trong dòng chảy của mình | |
Olympic 2016: Đoàn TTVN nằm trong top 50, Trung Quốc bật khỏi top 2 |
Bài viết cho rằng Việt Nam, với dân số khoảng 93 triệu người, đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới tính theo đầu người kể từ năm 1990, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong thập niên tới, nếu tiếp tục đạt mức tăng trưởng 7% thì Việt Nam sẽ được coi như Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), hai nền kinh tế lớn khác ở châu Á.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) |
Việt Nam không có lợi thế của một nền kinh tế với đất đai rộng lớn, song mô hình tăng trưởng của nước này mang lại nhiều bài học cho các quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt là những nước lân cận trong khu vực.
Trong một số thời điểm, những phát triển lớn về công nghệ và tự động hóa được xem là không phù hợp với các quốc gia nghèo có nền sản xuất sử dụng nhiều lao động, nhưng Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại và cho thấy rằng các mô hình đã được thử nghiệm và kiểm định vẫn có thể hoạt động được.
Theo bài viết, Việt Nam đã thể hiện sự chấp nhận xu hướng toàn cầu hóa và một nền kinh tế mở toàn cầu. Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý trong bối cảnh các công ty nước ngoài đang rời khỏi Trung Quốc để tìm kiếm các giải pháp thay thế có chi phí thấp, Việt Nam đã chứng tỏ sự mở cửa và thông thoáng, trong khi các quốc gia khác trong khu vực lại không ở trong tình trạng tốt.
Trong những năm 1990, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa các quy định về thương mại và thuế quan, nhờ đó thương mại hiện chiếm 150% GDP, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác xét về mức thu nhập. Người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam không bắt buộc phải mua nguyên vật liệu thô tại địa phương - một chính sách được hoan nghênh so với các quy định mang tính bắt buộc ở Ấn Độ và Indonesia.
Các công ty nước ngoài đang đổ xô vào Việt Nam, bỏ qua các nước tiên tiến ở Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ do chi phí quá đắt đỏ, trong khi Trung Quốc lại có những quy định mang tính chắp vá về quyền sở hữu trí tuệ, còn Ấn Độ lại quá phức tạp do bộ máy quan liêu cồng kềnh.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục trong năm ngoái và lại tăng trong năm nay. Trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam đã thu hút khoản đầu tư trị giá 11,3 tỷ USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam - cũng tương tự như Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan - đang lên kế hoạch đạt được sự tăng trưởng bền vững một cách có hệ thống, chứ không phải tăng trưởng thất thường.
Việt Nam có dân số tương đối trẻ với độ tuổi trung bình là 31, so với Trung Quốc có độ tuổi trung bình là 36. Khoảng 70% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, cũng gần giống như ở Ấn Độ. Nguồn lao động dự phòng ở nông thôn này giúp Việt Nam có thời gian để xây dựng các ngành sử dụng nhiều lao động nhằm phục vụ cho nhu cầu việc làm khi mà dân số của nước này đang tăng lên.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có dân số trẻ, còn có rất nhiều nước khác, nhưng không phải tất cả những nước này, trong đó có Ấn Độ, có thể tự hào về chính sách hiệu quả và hợp lý. Các nhà đầu tư đã có niềm tin từ sự ổn định do các chính sách của Việt Nam mang lại. Lực lượng lao động không chỉ trẻ mà còn có tay nghề cao.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam vào khoảng 6,3% GDP so với 3,72% tại Ấn Độ và mức trung bình 4,53% của thế giới. Khoản chi tiêu này được tập trung để đảm bảo tuyển sinh tối đa và đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu. Cách tiếp cận này đã đảm bảo rằng trong bảng xếp hạng thế giới, những học sinh trong độ tuổi 15 của Việt Nam có thể vượt qua những học sinh ở độ tuổi này tại Mỹ và Anh trong các môn học như toán và khoa học.
Bài viết cho rằng sau nhiều năm tăng trưởng vững chắc, Việt Nam đã và đang tăng trưởng để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Có rất nhiều bài học cho Ấn Độ khi nước này mong muốn trở thành một nền kinh tế đang trỗi dậy và là một cường quốc khu vực.
“Chính sách Hướng Đông” của Ấn Độ, được kết nối với hợp tác kinh tế, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Ấn Độ-Việt Nam. Theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã vượt 8 tỷ USD trong tài khóa 2013-2014, đến năm 2015 đã đạt mục tiêu 7 tỷ USD trước thời hạn.
Việt Nam có trữ lượng khoảng 600 triệu thùng dầu đã được kiểm chứng và là một trọng những quốc gia khai thác dầu lớn ở Đông Nam Á, nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng thông qua nhập khẩu. Hiện Ấn Độ đang hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật liên quan tới thăm dò dầu khí. Ấn Độ cũng đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, du lịch, nông nghiệp và quốc phòng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Quốc tế 06/11/2024 14:14
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri
Quốc tế 06/11/2024 12:02
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm
Quốc tế 06/11/2024 11:20
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?
Quốc tế 06/11/2024 10:01
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas
Quốc tế 06/11/2024 09:59
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu
Quốc tế 06/11/2024 08:41
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Quốc tế 05/11/2024 19:30
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024
Quốc tế 22/10/2024 22:28
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41