Bạn thất nghiệp vì bạn muốn thế!

Ai cũng muốn có việc làm để đảm bảo cho cuộc sống của mình và có thể giúp đỡ người khác. Hầu như ai cũng có một kỹ năng nào đó để kiếm tiền. Vậy tại sao cử nhân đại học dù có học vấn, bằng cấp mà vẫn không có việc làm? Cử nhân thất nghiệp là do đâu?
ban that nghiep vi ban muon the Cả nước còn 138.800 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp
ban that nghiep vi ban muon the Thất nghiệp nhiều, sư phạm vẫn “lọt” top ngành được ưa chuộng nhất

Mỗi khi có thông tin số liệu về con số cử nhân thất nghiệp, dư luận lại rộ lên sôi nổi bàn về nguyên nhân thất nghiệp, nào là do chất lượng đào tạo kém, lý thuyết không đi đôi với thực hành; do bằng đại học mất giá; do cung quá nhiều so với cầu… Trong khi đó, nhân tố chủ thể trong “vấn nạn” thất nghiệp là bản thân người lao động lại ít được đưa ra bàn luận.

ban that nghiep vi ban muon the
Bản thân người lao động là nhân tố chủ thể trong “vấn nạn” thất nghiệp. (Ảnh minh họa)

Tôi nghĩ rằng, cử nhân sẽ không thất nghiệp nếu họ thực sự muốn có việc làm! Sở dĩ cử nhân thất nghiệp là bởi vì họ kén việc.

Theo tôi, có một số khía cạnh liên quan đến tâm lý kén việc của cử nhân.

Thứ nhất, nhiều người vẫn theo xu hướng thích vào biên chế.

Trong buổi tiếp xúc với hơn 200 cử tri của phường Hưng Thạnh (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) ngày 27/4/2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, hiện cả nước có khoảng 200.000 sinh viên sau khi ra trường chưa tìm được việc làm. Trong khi đó, quan điểm của người dân là con em mình phải làm việc ở cơ quan nhà nước, phải vào biên chế.

Chọn vào biên chế, tức là bạn chọn một “cuộc chơi” khó cho mình, vì chỉ tiêu biên chế vô cùng hạn chế, quá ít ỏi so với những chỉ tiêu việc làm khác ngoài xã hội. Vì cạnh tranh cho một số lượng rất ít chỉ tiêu, nên sự khó khăn, khắc nghiệt trong cuộc đua giành suất biên chế là điều dễ hiểu. Và thất nghiệp là kết cục của đa số người tham gia vào cuộc chơi này.

Thứ hai, nhiều người nghĩ phải làm một công việc xứng tầm với mình -vị trí tốt, lương cao.

Nhưng thế nào là công việc xứng tầm?

Trong cuốn sách “Học cách tiêu tiền” (NXB Lao động), tác giả Larry Winget (diễn giả, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng tại Mỹ) khẳng định: “Không có công việc lương thiện nào lại dưới tầm đối với tôi.”

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM từng khuyên sinh viên mới tốt nghiệp rằng: “Khi đi tìm việc, các bạn hãy bỏ qua tâm lý kén chọn mà hãy chấp nhận đi từ thấp đến cao bởi bạn vừa tốt nghiệp, bạn chưa có nhiều trải nghiệm.”

Còn TS Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Trường ĐH Luật TPHCM cho rằng nhiều sinh viên mới ra trường nhưng có quan niệm "làm quan chứ không chịu làm lính", không bắt đầu với những công việc nhỏ nhất rồi phát triển từ từ.

Trên thực tế, trong khi nhiều cử nhân “kén cá chọn canh” thì cũng có những cử nhân chấp nhận làm những việc tạm thời như dạy kèm, hoặc những công việc phổ thông như bán hàng, bảo vệ, phục vụ quán ăn hoặc thậm chí làm giúp việc gia đình để lo chi tiêu trước mắt, “lấy ngắn nuôi dài”.

Làm công việc phổ thông có thể là một lựa chọn cho tân cử nhân khi đứng trước bài toán kiếm sống, nhưng điều quan trọng mà bạn nên suy xét là đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho mình.

Không phải là “nhắm mắt” vào làm công việc phổ thông, “dưới tầm”, nhưng quan trọng ở đây là tâm thế của bạn khi làm những công việc đó. Bạn làm công việc phổ thông đó với suy nghĩ là “đường cùng nhắm mắt đưa chân”, hay là với suy nghĩ rằng đây chỉ là một bước khởi đầu trong toàn bộ cuộc đời làm việc dài lâu của mình? Bạn có đặt ra tầm nhìn của mình không? Hay bạn chỉ đi làm để cốt có thu nhập? Đó là những câu hỏi bạn cần đặt ra cho mình khi chấp nhận làm công việc phổ thông.

Thứ ba, nói thẳng nhé, bạn thất nghiệp vì bạn lười chứ sao nữa!

Bạn đã học xong đại học, tức là bạn đã có những kiến thức nhất định để có thể kiếm sống, nhưng bạn vẫn đang chờ đợi tìm được một "công việc xứng đáng" - thực ra không hẳn là bạn sợ “mất mặt” khi đi làm những việc “dưới tầm”, mà chính là bạn lười làm việc.

Nhà tư vấn Larry Winget nói rằng: “Chúa đã chu cấp cho bạn khả năng kiếm sống. Đừng đổ lỗi cho Chúa về hoàn cảnh của bạn hay mong muốn Chúa sẽ chỉ cho bạn một kho báu. Thay vào đó, hãy thôi lười biếng và bắt tay vào làm việc đi nào!”.

Nếu bạn không phạm phải các yếu tố kén việc kể trên thì chắc chắn bạn sẽ tìm được việc làm.

Nhiều khi tình trạng “kén việc” của cử nhân được “hậu thuẫn” bởi sự bao bọc của gia đình. Vẫn nhận “viện trợ” của gia đình sau khi tốt nghiệp đại học thì cũng là điều chấp nhận được trong thời gian cử nhân chưa xin được việc. Nhưng nếu đã tốt nghiệp cả năm mà cử nhân vẫn “ngửa tay nhận tiền” của gia đình, thì đây không phải là điều bình thường.

ban that nghiep vi ban muon the

Bạn cần phải kiếm sống, ít nhất là nuôi được bản thân. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 dạy rằng: “Trách nhiệm đầu tiên của một người là nuôi sống được bản thân, và sau đó là giúp đỡ những người khác”.

Còn tác giả cuốn “Vạch ranh giới” (NXB Lao động) khẳng định: “Một người trưởng thành mà không dựa vào chính khả năng tài chính của mình thì vẫn là một đứa trẻ. Để là người trưởng thành, bạn cần phải sống bằng các phương tiện của mình và tự trang trải cho các thất bại của mình”.

Theo Nguyên Chi/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động