An toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng: Giảm nhưng vẫn nóng

(LĐTĐ) Thi công, xây dựng được đánh giá là ngành có rủi ro cao về tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp và thực tế, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn thành phố. Điều này, không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động, để lại gánh nặng cho người thân, gia đình mà còn gây tâm lý không tốt đối với ngành nghề này. Có thể nói, mặc dù đã có nhiều cảnh báo cùng hàng loạt biện pháp ngăn chặn, xử lý, song công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các công trình xây dựng vẫn chưa bao giờ hết “nóng”.
an toan lao dong trong linh vuc xay dung giam nhung van nong Hà Nội đặt mục tiêu giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người
an toan lao dong trong linh vuc xay dung giam nhung van nong Tổng Công ty Đức Giang: Gắn sản xuất với an toàn lao động
an toan lao dong trong linh vuc xay dung giam nhung van nong Trang bị kiến thức về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho công nhân

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 3.365 vụ TNLĐ làm 4.105 người bị nạn. Trong đó, TNLĐ xảy ra trong lĩnh vực xây dựng không những đứng đầu mà còn chiếm tỷ lệ lớn 21,8% tổng số vụ tai nạn và 20,2 % tổng số người chết. Trong đó, các trường hợp người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 23,94 % tổng số vụ.

an toan lao dong trong linh vuc xay dung giam nhung van nong
Ảnh minh họa.

Một số vụ TNLĐ điển hình tại Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng cũng được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội liệt kê. Cụ thể, vào tối 27/9, một số người dân lưu thông trên đường gần cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội chứng kiến một khung sắt tại công trình xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng, bất ngờ rơi từ trên cao xuống, trúng ba người đang điều khiển xe máy.

Hậu quả làm một phụ nữ chết tại chỗ, một người đàn ông bị thương, phải nhập viện cấp cứu. Người may mắn thoát chết cho biết, khi đang điều khiển xe máy qua đây thì bất ngờ thanh sắt rơi xuống đè trúng xe và bị ngã, hai tay bị thanh sắt cứa chảy máu, gây thương tích.

Số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh, Xã hội cho thấy: năm 2013 TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ 30,6%, năm 2014 chiếm tỷ lệ 33,1%, năm 2015 chiếm tỷ lệ 35,2%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 23,8%, năm 2017 chiếm tỷ lệ 25,8%, 06 tháng đầu năm 2018 chiếm tỷ lệ 21,8% tổng số vụ tai nạn của tất cả các ngành nghề.

Trước đó, vụ TNLĐ sập giàn giáo công trình xây dựng khi đang thi công đổ mái tầng 1 (Công trình xây dựng Khu vực cây xanh kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ dành cho ô tô) trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 phút ngày 17/01/2018, hậu quả làm 3 người chết và 3 người bị thương… Mới đây nhất, vào ngày 2/12, tại dự án Citadines Marina Hạ Long, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra vụ TNLĐ khiến 2 người tử vong.

Thực tế cho thấy, phần lớn nguyên nhân dẫn đến các vụ TNLĐ trong thời gian qua do sự chủ quan, thiếu cẩn trọng; các trường hợp không có hoặc thiếu quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không bảo đảm và không trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân... Theo nguyên tắc, để tổng thể một dự án “chuẩn”, việc tổ chức biện pháp thi công bao giờ cũng quan tâm đến đảm bảo chất lượng công trình, chất lượng công nhân, chất lượng vật liệu và quy trình thi công.

Vì lẽ đó, tại công trường xây dựng buộc phải hình thành bộ phận an toàn lao động (ATLĐ) để kiểm định, giám sát trang thiết bị kỹ thuật, đồ bảo hộ lao động công nhân, kỹ thuật an toàn thi công. Tuy nhiên, quy trình này chỉ “chuẩn” khi có đoàn kiểm tra, còn trong quá trình thi công bình thường thì rất hay bị bỏ qua.

Ông Nguyễn Sinh, 52 tuổi, quê Sơn Nam, Sơn Dương, Tuyên Quang cho biết, nghe theo những lời người quen giới thiệu, ông quyết định lên Hà Nội để làm thợ xây với mong muốn kiếm thêm chút tiền trang trải cho những tháng cuối năm . Hành trang mang theo chỉ là vài bộ quần áo và bộ hồ sơ đóng dấu từ địa phương. Đến nơi, cai thầu chỉ xem qua hồ sơ, thấy khỏe mạnh, hỏi vài câu rồi ký hợp đồng lao động thời vụ và sắp xếp công việc.

Để bảo đảm ATLĐ tại các công trình, nhất là công trình xây dựng cao tầng, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định về an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra đột xuất và xử lý nghiêm các vi phạm.

Đối với chủ đầu tư và các nhà thầu, cần đánh giá đầy đủ, đúng điều kiện về năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình. Lựa chọn những lao động có chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo về ATLĐ. Các địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê tình hình TNLĐ trong ngành xây dựng để cơ quan chức năng đề xuất những chính sách, biện pháp kịp thời, hữu hiệu, giảm đến mức thấp nhất TNLĐ.

Theo ông Sinh, các thợ xây như ông chủ yếu là người ngoại tỉnh, tranh thủ lúc nông nhàn, để kiếm thêm thu nhập. Hầu hết mọi người đều không được đào tạo nhiều về kiến thức ATLĐ. “Ở các công trình lớn thì quy định rõ hơn, họ sẽ phát quần áo đồng phục, mũ bảo hộ, găng tay… Phát thì nhận vậy nhưng lúc làm vướng víu nên nhiều người thường bỏ qua. Công trình lớn là vậy, còn công trình bình bình như ở nhà dân thì chẳng ai để ý việc này” – ông Nguyễn Sinh cho hay.

Trường hợp của ông Nguyễn Sinh không phải là hiếm trong lĩnh vực xây dựng, thậm chí phải khẳng định, lao động thời vụ thường chiếm số đông trong các hoạt động xây dựng. Với những người thợ này, kiến thức ATLĐ chủ yếu do người đi trước bảo người đi sau theo kiểu truyền miệng.

Thậm chí, có người nào đó vì muốn tự bảo vệ mình thì cũng sẽ tìm hiểu thêm. Lý thuyết là thế, nhưng trên thực tế rất ít người thực hiện, đơn giản bởi vì…“vướng”. Ngoài ra các phương tiện bảo vệ cá nhân như giày chống trượt, thiết bị chống giật khi hàn, khoan, hoặc cách xử lý những tình huống bất ngờ trên cao, đều không có, hoặc không đầy đủ.

Thực tế, từ các công trình xây dựng lớn trên địa bàn, đến các công trình nhỏ như công trình nhà dân, không khó để phát hiện ra các sai phạm về ATLĐ. Khảo sát tại trục đường Minh Khai, nơi vừa hoàn thành xong giải tỏa, không khó để bắt gặp hình ảnh những người thợ xây đứng chênh vênh trên các tấm ván mỏng, mà không có bất cứ dụng cụ bảo vệ nào.

Phía bên ngoài công trình, những tấm ván, những cọc gỗ treo ròng rọc được bắc sơ sài, không gia cố lủng lẳng chực rơi xuống bất cứ lúc nào. Ngay dưới đường, vài ba người công nhân đang trộn vữa giữa hàng chồng gạch xi và bao tải xi măng ngay vệ hè mà hoàn toàn không có rào chắn với người đi đường…

Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ mất ATLĐ trong ngành xây dựng so với các lĩnh vực khác, đó là sự chủ quan, thờ ơ của người chủ sử dụng lao động là các doanh nghiệp, nhà thầu. Ngoài ra, một yếu tố nữa cũng được nhắc đến đó là phần lớn NLĐ chưa được đào tạo bài bản, chỉ làm việc theo kinh nghiệm.

Đặc biệt, công tác quản lý nhà nước về ATLĐ các công trình xây dựng còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Vai trò giám sát công trình, trong đó có giám sát về công tác ATLĐ của tư vấn giám sát, nhà thầu, thanh tra xây dựng lại bị xem nhẹ, nếu không muốn nói là buông lỏng.

Để bảo đảm ATLĐ tại các công trình, nhất là công trình xây dựng cao tầng, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định về an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra đột xuất và xử lý nghiêm các vi phạm.

Đối với chủ đầu tư và các nhà thầu, cần đánh giá đầy đủ, đúng điều kiện về năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình. Lựa chọn những lao động có chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo về ATLĐ. Các địa phương, đơn vị cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê tình hình TNLĐ trong ngành xây dựng để cơ quan chức năng đề xuất những chính sách, biện pháp kịp thời, hữu hiệu, giảm đến mức thấp nhất TNLĐ.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động