12 lý do khiến bạn không sao tìm được việc
Tìm việc là quá trình khiến bạn đau đầu, từ thiết kế một sơ yếu lý lịch ấn tượng với các nhà tuyển dụng đến làm sao để tỏa sáng trong số vô vàn ứng viên xuất sắc cùng lọt vào vòng phỏng vấn như bạn.
Bài viết dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia về những thói quen thiếu chuyên nghiệp mà bạn nên tránh nếu không muốn trả giá đắt bằng cả tương lai của mình.
Có lẽ bạn không nhận ra nhưng những thói quen tệ hại luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta
1. Cẩu thả
Đối với các nhà tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự, sơ yếu lý lịch là cái nhìn toàn cảnh đầu tiên về ứng viên. Do vậy, để hình ảnh này xuất hiện một cách ấn tượng nhất, điều đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ là cẩn thận và kiểm tra kỹ sơ yếu lý lịch của mình trước khi gửi hồ sơ.
Theo chuyên gia nghi lễ, bà Rosalinda Oropeza Randall, tác giả cuốn Don't Burp in the Boardroom (tạm dịch là “Đừng ợ hơi trong phòng họp”), sơ yếu lý lịch là sản phẩm phản ánh chính người sáng tạo ra nó và đồng thời là điều kiện cần đầu tiên khiến các nhà tuyển dụng phải chú ý tới.
Tuy nhiên, thật đáng buồn là các bạn lại thường xuyên mắc sai lầm ngay tại bước này. Nếu bạn làm việc cẩu thả, sơ yếu lý lịch của bạn sẽ đầy các lỗi chính tả, ngữ pháp, và cách bạn định dạng CV cũng không chuyên nghiệp. Nếu chẳng may phạm phải, cẩu thả sẽ đặt dấu chấm hết cho công cuộc tìm việc làm của bạn ngay tức khắc.
Bởi như bà Randall nhận xét: “CV của các bạn cẩu thả cũng đồng nghĩa với việc bạn là người cẩu thả.”
2. Không có hiểu biết về vị trí ứng tuyển cũng như công ty
Một kinh nghiệm xương máu dành cho các ứng viên trước khi họ bước vào vòng phỏng vấn đó là cần tìm hiểu trước về vị trí ứng tuyển cũng như đại gia đình mà họ sắp trở thành một thành viên.
Theo đó, bà Rosemary Haefner, giám đốc nhân sự của CareerBuilder cho biết: “Các nhà tuyển dụng luôn chú ý đến những ứng viên đã có hiểu biết về những trách nhiệm mà họ phải gánh vác đối với công ty nói chung và chức vụ của họ nói riêng. Những kiến thức bạn dày công nghiên cứu về vị trí ứng tuyển cho thấy bạn quyết định gắn bó với công việc này sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không phải chỉ chọn bừa rồi “rải” sơ yếu lý lịch tới những công ty bạn thích.”
3. Cố gắng thu hút sự chú ý vào hình thức mà quên đi nội dung
Mọi ứng viên đều mong muốn sơ yếu lý lịch của họ sẽ nằm trong số những bản nổi bật hiếm hoi về cả nội dung lẫn hình thức. Theo bà Randall, “Sử dụng giấy màu, phông chữ đa dạng, thậm chí dán cả hoa lên bìa sơ yếu lý lịch chắc chắn sẽ khiến CV của bạn nổi bật hơn trong số vô vàn CV tẻ nhạt của các ứng viên khác. Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp hay.”
Do đó, vấn đề mấu chốt ở đây là bạn cần cân bằng cả hai khía cạnh: nội dung và hình thức. Nếu nội dung của bạn hay, đầy đủ, ngắn gọn mà cách trình bày khô khan, nhà tuyển dụng cũng không bắt bẻ gì bạn. Mặc khác, nếu CV của bạn thiết kế đẹp mà phần cốt lõi lại dở thì các nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao con người bạn mặc dù họ có chú ý đến.
4. Đến muộn
Đúng giờ là tác phong làm việc, là yêu cầu mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên của họ có thể đáp ứng.
Đi muộn là một thói xấu khá phổ biến và rất khó khắc phục. Khi bạn đến muộn, các nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn vô trách nhiệm, không tôn trọng cuộc phỏng vấn cũng như thời gian của họ. Vì vậy, để tạo ấn tượng tốt cho các nhà tuyển dụng, hãy cho họ thấy bạn miễn nhiễm với thói xấu này nhờ đến phỏng vấn đúng giờ.
Bạn nên đến điểm hẹn phỏng vấn sớm hơn ít nhất 15 phút. Nếu thấy mình đến quá sớm, bạn có thể ghé vào một quán cà phê cạnh đó hoặc đi dạo xung quanh, theo lời khuyên của chuyên gia việc làm Amanda Augustine và giám đốc tài năng của Business Insider, bà Stephanie Fogle.
Tại sao bạn không thể đến muộn cũng không thể đến quá sớm?
Đừng nghĩ bạn đến quá sớm sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Trong nhiều trường hợp, bạn đến sớm bất ngờ sẽ khiến họ bực bội, khó chịu và không biết phải điều chỉnh ra sao cho phù hợp với lịch trình mà họ phải tốn bao công sức mới sắp xếp được.
5. Nhắn tin trong phòng chờ
Bạn đến cuộc phỏng vấn sớm vài phút là hành động ghi điểm, đồng thời cũng có thể làm bạn mất điểm nếu không cẩn thận. Đừng để sự nhàm chán trong khi chờ đợi bóp chết cơ hội việc làm của bạn từ trong trứng nước.
Nhắn tin trong khi chờ phỏng vấn sẽ khiến bạn trông như đang để tâm trí ở nơi khác chứ không phải phòng phỏng vấn. Thông thường, các phòng chờ đều có báo và tạp chí. Thay vì thế, nếu bạn dành khoảng thời gian chờ nhàm chán này xem tài liệu giới thiệu về công ty, họ sẽ thấy bạn thực sự hứng thú với công ty này.
6. Mang theo quá nhiều đồ khi đi phỏng vấn
Theo lời khuyên của chuyên gia Randall, tất cả những gì bạn cần đem theo khi vào phỏng vấn là bản sao sơ yếu lý lịch và các giấy tờ liên quan. Những thứ khác như điện thoại, chai nước, túi sách, bạn nên để ngoài xe bởi nếu bạn cầm chúng, liệu bạn có còn rảnh tay để bắt tay nhà tuyển dụng hay không?
7.Tác phong thiếu chuyên nghiệp và lịch sự
Bạn có nghĩ trang phục này là phù hợp cho một buổi phỏng vấn?
Trước hết, về trang phục, có một câu nói nổi tiếng thế này: Lựa chọn trang phục cho công việc mà bạn muốn chứ không phải cho công việc bạn có.
Ăn mặc quá luộm thuộm hoặc quá trang trọng đều sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không nghiên cứu kĩ văn hóa công ty và bạn không phù hợp với công việc này.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh. Đừng quên tắm rửa sạch sẽ trước khi đi phỏng vấn. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn mọi người chỉ tập chung vào mùi mồ hôi lan tỏa quanh bạn mà không quan tâm đến những lời tâm huyết bạn đang nói đâu nhỉ? Như bà Randall cho hay: “Thiếu chăm chút cho ngoại hình có thể khiến các nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn là kiểu người qua loa hoặc không đủ cố gắng trong công việc cũng như tại nơi làm việc.”
Mặt khác, nếu cách ăn mặc của bạn không đủ trang trọng, bạn có thể lấy lại hình ảnh thông qua cách bạn chào hỏi và tự giới thiệu trước nhà tuyển dụng. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc và quyết định xem liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không.
8. Nói mà không suy nghĩ
Nói mà không suy nghĩ là một thói quen tệ hại và rất bất lợi trong công cuộc tìm kiếm việc làm.
Khi bạn nói chuyện với nhân viên quầy lễ tân, hãy nhớ rằng họ thường là tai mắt vòng ngoài của công ty. Do đó, nếu bạn chẳng may tám chuyện linh tinh với họ, những điều không mấy hay ho mà bạn nói hay tác phong, cử chỉ không lịch sự mà bạn làm có thể đến tai các nhà tuyển dụng ngay khi bạn rời khỏi quầy lễ tân.
Hậu quả là những nỗ lực của bạn từ trước đến nay đều trở thành con số không.
Cũng theo Vicky Oliver, tác giả các cuốn 301 Smart Answers to Tough Interview Questions và Bad Bosses, Crazy Coworkers & Other Office Idiots, việc bạn hỏi nhân viên lễ tân liên tục về thời gian phỏng vấn sẽ chứng tỏ bạn đang lo lắng và thiếu kiên nhẫn.
9. Nói xấu và thái độ trong khi phỏng vấn
Nếu bạn không tự tin vào năng lực của bản thân hoặc chỉ nhìn thấy những tác động tiêu cực khi gặp trở ngại trong cuộc sống, người phỏng vấn sẽ hiểu bạn là người khá tiêu cực. Vì vậy, hãy luôn mỉm cười và thể hiện thái độ lạc quan, cầu thị khi bạn trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Thứ hai, khi đi phỏng vấn, đối tượng mà bạn không nên nói xấu nhất chính là sếp và đồng nghiệp ở công ty cũ. Theo bà Rosemary Haefner, “Nói xấu sếp và đồng nghiệp cũ là điều cấm kị ở bất cứ một cuộc phỏng vấn nào. Một cuộc phỏng vấn không phải là nơi để bạn bày tỏ sự bất bình và không hài lòng về công ty cũ mà là nơi để bạn thể hiện chính mình để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có đủ năng lực và phẩm chất để đảm nhận vị trí này.”
Ngoài ra, đừng nên tự mãn và kiêu ngạo. Như Randall từng khuyên “Bạn hãy vào phỏng vấn với thái độ tự tin và khiêm tốn, nở nụ cười và cho họ thấy nhiệt huyết của bạn.”
10. Nói luyên thuyên
Trong một cuộc phỏng vấn, không khó bắt gặp những ứng viên nói dai thành nói dại. Họ nói mà không tập chung vào vấn đề chính mà người hỏi đặt ra, khiến câu trả lời thiếu tính liên kết và không mạch lạc.
Theo tác giả cuốn Don't Burp in the Boardroom , “Mục đích của mọi cuộc phỏng vấn là cho các nhà tuyển dụng thấy những tài năng và kĩ năng bạn có. Nói như thế không đồng nghĩa với việc nói luyên thuyên trong suốt thời gian phỏng vấn. Nếu bạn nói quá nhiều, họ sẽ hiểu về bạn hơn chứ không cần bạn.”
Để tránh nói luyên thuyên, bài học giản đơn nhưng đáng quý là hãy lắng nghe và khuyến khích câu hỏi từ nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, các ứng viên cũng cần chú ý đừng ngắt lời người phỏng vấn, bởi hành vi này cho thấy bạn không tôn trọng người đang nói và thiếu tính kiên nhẫn.
11. Nói dối
Kết quả khảo sát mới đây của CareerBuilder cho hay, 69% nhà tuyển dụng nói rằng nếu họ bắt quả tang có ứng viên không trung thực trong khi khai sơ yếu lý lịch và phỏng vấn, họ sẽ bị loại ngay lập tức.
Giám đốc nhân sự của CareerBuilder chia sẻ: “Nói dối hay nói quá trong quá trình tuyển dụng có thể là tác nhân phá hủy hoàn toàn cơ hội việc làm mà bạn cố gắng bấy lâu nay. Bởi người trực tiếp phỏng vấn bạn là những người có kiến thức nền tảng cực tốt và được coi là những bậc lão thành trong công ty nên hành vi nói dối của bạn chỉ là “múa rìu qua mắt thợ” mà thôi.”
Vậy mới nói trung thực và thẳng thắn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong mọi công việc, mọi cuộc phỏng vấn.
12. Khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể kém
Cuốn sách tôi từng đọc có một câu đại ý thế này: Trong một cuộc phỏng vấn, nói cái gì và nói như thế nào đều quan trọng như nhau và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng phỏng vấn.
Nói cách khác, ngôn ngữ cơ thể cũng quan trọng như nội dung bài nói. Hiện nay, đa số các ứng viên đều được học về ngôn ngữ hình thể. Nhờ vậy, họ hiểu rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả của chúng trong diễn đạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hành loại ngôn ngữ này hiệu quả.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến các nhà tuyển dụng mới đây do CareerBuilder tiến hành, những lỗi thường gặp nhất ở các ứng viên khi thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn là thiếu giao tiếp bằng mắt, cách cười và tư thế đứng, ngồi không phù hợp.
Cũng theo bà Randal, các biểu hiện của sự lo lắng như lắc chìa khoá, rung đùi và gãi đầu cũng có thể được hiểu là bạn đang cảm thấy nhàm chán với những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra.
Đúng như Vicky Oliver từng cho hay: “Phỏng vấn là một tiến trình rất căng thẳng, không chỉ với những ứng viên mà còn đối với cả những người phỏng vấn nữa. Tuy nhiên, nhờ vận dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách, bạn có thể giảm áp lực cho cả hai phía và chứng tỏ rằng bạn rất vinh dự nếu có cơ hội đảm đương vị trí này.”
Sẽ là một hành trình dài và khó khăn nếu bạn quyết định gắn bó với một nghề nào đó. Trên hành trình đó, điều quan trọng nhất sẽ dẫn dắt bạn đi đúng hướng là niềm đam mê.
Trên đây là 12 thói quen bạn nên tránh trước khi bước vào vòng phỏng vấn quyết định nghề nghiệp bạn sẽ gắn bó trong nửa đời người. Đừng lo lắng nếu bạn thấy mình mắc một vài hoặc thậm chí cả 12 thói quen xấu nêu trên bởi không ai là hoàn hảo và bạn sẽ làm tốt nếu chú ý và cố gắng khắc phục chúng ngay từ bây giờ.
Cuối cùng, đừng quên nói cảm ơn hoặc gửi thư cho nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn xin việc nhé.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56