Xử lý nghiêm các cơ sở in sách lậu
Thu hồi hàng nghìn cuốn sách in lậu ở Hà Nội Sách giả, sách in lậu vẫn rao bán công khai |
In lậu vẫn ngang nhiên diễn ra
Thời điểm này, các nhà xuất bản đang gấp rút in sách phục vụ năm học mới, đây cũng là lúc sách lậu được tung ra thị trường. Mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng do mức xử phạt chưa đủ sức răn đe nên những người kinh doanh sách nhái vẫn bất chấp lợi nhuận, ngang nhiên hoạt động.
Thực trạng hoạt động in sách giả, sách lậu, in nối bản trái phép đang diễn ra với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp. Điển hình như mới đây, ngày 19/7, lực lượng liên ngành đã tổ chức kiểm tra hai cơ sở in sách giáo khoa, sách tham khảo có dấu hiệu làm giả, cơ quan chức năng đã phát hiện và tạm giữ trên 50.000 nghìn cuốn, chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập…
Lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra hai cơ sở in sách giáo khoa, sách tham khảo có dấu hiệu làm giả. |
Cụ thể, cơ sở thứ nhất là Công ty Cổ phần In Kết Thành (tổ dân phố Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) do ông Lê Duy Minh làm Giám đốc và cơ sở in của Công ty Cao Thuận Phát (số 56 đường Bờ Sông, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) do ông Cao Toàn Tính sở hữu. Tại thời điểm kiểm tra, các chủ cơ sở chưa xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc các xuất bản phẩm tại hai cơ sở in và có dấu hiệu bị làm giả.
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định quy trình sản xuất như sau: Các công nhân sẽ in nội dung lên bản in, sau đó đưa vào máy in offset công nghiệp. Bản in đó sẽ in nội dung lên giấy khổ A0. Tiếp đến, sản phẩm in ra được đưa vào máy cắt, máy đóng gáy thành từng quyển để hoàn chỉnh rồi đóng gói.
Trước đó, ngày 23/6, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Phú Hưng Phát và các đơn vị có liên quan. Lực lượng chức năng bắt quả tang các đối tượng tham gia in ấn, gia công, tiêu thụ sách giả trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, tạm giữ nhiều vật chứng trong vụ án, gồm hơn 3,2 triệu quyển sách giáo khoa giả các loại của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam; 3 hệ thống dây chuyền máy in ốp sét, nhiều máy gia công sách giả; hơn 1,5 triệu tem giả của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản khác; khoảng 20 tỷ đồng từ nguồn thu bất hợp pháp...
Cần chế tài mạnh hơn
Nạn sách giả, sách lậu không mới, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều như “nấm sau mưa”, gây nhức nhối trong đời sống. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn đọc, mà còn tổn hại cho lĩnh vực xuất bản, mất uy tín với đối tác quốc tế. Đã đến lúc các lực lượng chức năng, đơn vị xuất bản, phát hành và cộng đồng cần quyết liệt chung tay đẩy lùi vấn nạn này.
Theo đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ, các đối tượng in lậu, gia công sách in lậu có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó công tác kiểm tra của cơ quan chức năng. Họ thường thuê kho xưởng ở địa điểm xa trung tâm, ít người qua lại; in một nơi, gia công một nơi; tổ chức in, gia công theo hình thức "cuốn chiếu", không tập kết nhiều hàng ở một chỗ; dán tem nhái tem chống giả của các nhà xuất bản.
Luật sư Nguyễn Huy Hoàng (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): Trên thực tế, hành vi buôn bán, sản xuất sách giả, sách lậu là hành vi mua đi bán lại, sẽ không thể quy về các tội xuất bản, in, ấn tác phẩm, vi phạm quyền tác giả và các tội liên quan đến hành vi buôn lậu khác, bởi người bán, người sản xuất biết rõ sản phẩm của mình đang bán, đang sản xuất là sản phẩm gì, lợi nhuận ra sao, hoàn toàn có thể áp dụng tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả” quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung vào trong xử lý. Theo đó mức phạt cao nhất cho hành vi buôn bán hàng giả, đối với cá nhân có thể phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng, phạt tù cao nhất lên đến 15 năm; đối với pháp nhân có thể bị phạt tiền lên đến 9 tỷ đồng tùy vào mức độ và hành vi vi phạm. Ngoài ra, cá nhân, pháp nhân còn có thể chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung. |
Tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản quy định phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với hành vi in, xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản; phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép,… Trong khi đó, lợi nhuận từ việc in và tiêu thụ xuất bản phẩm lậu lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Lý do này khiến tình trạng sách in lậu kéo dài và nghiễm nhiên các cơ sở buôn bán, sản xuất vẫn coi nhẹ pháp luật.
Tổng Giám đốc Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt (First News) Nguyễn Văn Phước cho biết, hậu quả của vấn nạn sách lậu là người đọc mua nhầm phải sản phẩm kém chất lượng, không có bản quyền nhưng lại phải trả tiền mua theo giá sách thật. Chưa kể các “đầu nậu” còn sử dụng những gian hàng online trá hình thông qua các sàn thương mại điện tử nổi tiếng để tuồn sách lậu ra thị trường, vừa lừa dối độc giả, vừa trốn thuế. Chúng tôi nhận được rất nhiều phàn nàn của độc giả về chất lượng in ấn: Chữ lem nhem, giấy xấu, câu chữ cắt ghép lộn xộn… gửi tới. Nghịch lý là sách giả, sách in lậu vẫn có đầy đủ logo, địa chỉ, số điện thoại của công ty. Bên cạnh đó, mức xử phạt cho hành vi làm sách lậu hiện nay còn quá nhẹ nên sách giả cứ tự do hoành hành.
Để ngăn chặn có hiệu quả vấn nạn sách lậu, thiết nghĩ cần có sự chung tay của toàn xã hội với vai trò nòng cốt của các cơ quan chức năng. Theo đó, cần nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi chế tài xử lý các vi phạm trong lĩnh vực in ấn, xuất bản theo hướng tăng nặng mức độ, hình thức xử lý các hành vi vi phạm. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của người dân trong đấu tranh đẩy lùi tình trạng sách lậu. Các cơ quan chức năng tăng cường việc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các cấp; đồng thời, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đội liên ngành địa phương hoặc giữa đội liên ngành địa phương với các cơ quan, ban, ngành có liên quan./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong
Tin nóng 04/11/2024 13:28
Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ
Tin nóng 04/11/2024 09:59
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Tin nóng 03/11/2024 19:35
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang
Tin nóng 03/11/2024 16:30
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30
Bắt nguyên Phó Giám đốc ngân hàng lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng
Tin nóng 30/10/2024 19:27