Xét xử đại án BIDV: Các bị cáo khai đồng ý giải ngân vì sợ bị cách chức
Cuối buổi chiều ngày 26/10, sau khi đại diện Viện kiểm sát nhân dân công bố 102 trang cáo trạng, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) tiếp tục với phần thẩm vấn.
Các bị cáo tại phiên tòa. |
Tại phiên toà, bị cáo Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV (người bị cáo buộc đã có hành vi ký phê duyệt các báo cáo đề xuất cấp tín dụng và thay đổi điều kiện cấp tín dụng gây thiệt hại cho BIDV gần 800 tỷ đồng) khai, bị cáo giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc BIDV từ 6/2011, đến năm 2013 bị cáo được giao phụ trách mảng quản lý rủi ro.
Đối với khoản vay của Công ty Bình Hà, bị cáo thừa nhận có một phần trách nhiệm. Theo bị cáo, việc cho vay có nhiều bước, nhiều thành phần tham gia. Bị cáo chỉ tham gia một công đoạn trong đó nhưng vai trò mờ nhạt.
Bị cáo khai, BIDV có rất nhiều quy định cho vay. Theo quy định 138, đối với khách hàng đặc biệt lớn như dự án của Công ty Bình Hà triển khai, chi nhánh sẽ tiếp cận khách hàng và đề xuất lên Hội đồng quản trị. Sau đó, Ngân hàng sẽ thành lập Tổ thẩm định đánh giá phân tích rủi ro của dự án. Theo đó, chi nhánh đề xuất hạn mức của dự án, điều kiện cho vay để giải trình trước Hội đồng quản trị. Tổ thẩm định chung tiến hành thẩm định và đưa ra báo cáo. Từ báo cáo thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro tiến hành phân tích rủi ro của dự án. Về phần bị cáo, bị cáo chỉ tham gia sau khi có báo cáo quản lý rủi ro.
Cụ thể, khi nhận được hồ sơ, báo cáo, bị cáo nhận thấy dự án có rủi ro, tài sản bảo đảm thiếu, vốn tự có chưa đủ nên đã yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm, kiểm soát vốn tự có, tránh rủi ro nhưng ông Trần Bắc Hà không đồng ý và còn dọa sẽ cách chức bị cáo. Do đó, bị cáo chỉ trình báo cáo lên Hội đồng quản trị mà không có đề xuất gì. Việc quyết định là của Hội đồng quản trị, bị cáo chỉ có trách nhiệm trình.
Công ty Bình Hà có 8 lần sửa điều kiện cho vay, bị cáo chỉ thông báo lại cho Hội đồng quản trị. Bị cáo không đề xuất sửa đổi mà từ chi nhánh đề xuất, Ban quản lý rủi ro cho ý kiến. Bị cáo có ý kiến đồng ý 1 lần.
Giống như Trần Lục Lang, bị cáo Kiều Đình Hòa (Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh) cũng thừa nhận sai phạm như cáo trạng truy tố. Ngoài ra ông này còn khai thêm, Trần Bắc Hà đã dọa cách chức bị cáo và yêu cầu chi nhánh phải thực hiện.
Theo lời khai của ông Hòa, trong quá trình thực hiện giải ngân, chi nhánh phát hiện một số vướng mắc của khách hàng như không đáp ứng các điều kiện theo ủy nhiệm chi nên đã ngừng giải ngân. Tuy nhiên, sau đó khách hàng phản ứng, làm đơn gửi ông Trần Bắc Hà, ông Hà đã yêu cầu phải hỗ trợ khác hàng nếu không sẽ cách chức Giám đốc chi nhánh.
Là một trong 3 người được gọi xét hỏi trong chiều 26/10, ông Đoàn Ánh Sáng (Phó Tổng Giám đốc BIDV) không phản bác cáo trạng. Tuy nhiên, ông Sáng cho rằng bản thân bị cấp trên ép buộc trong việc đồng ý với đề xuất cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà. Theo lời khai, ông Trần Bắc Hà đã chỉ đạo việc thẩm định phê duyệt cho vay. Còn quyền quyết định thuộc về Hội đồng quản trị.
Ngày mai (27/10), Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi liên quan việc BIDV cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà vay vốn.
Theo cáo buộc, bị cáo Trần Lục Lang thuộc bộ phận tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị về việc đánh giá rủi ro, cấp tín dụng. Dù phía nhà băng đã chỉ ra 8 rủi ro trong việc cho Công ty Bình Hà vay vốn nhưng ông Lang vẫn đề xuất Hội đồng quản trị sửa điều kiện, cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đề xuất nhưng bị cáo không tham mưu cho Hội đồng quản trị dừng giải ngân, tiếp tục đề xuất gia hạn thời hạn cấp tín dụng. Ông Lang nhận thức việc cấp tín dụng là sai, nhưng không dám làm trái chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà. Bị cáo Đoàn Ánh Sáng là Phó tổng giám đốc phụ trách Khách hàng doanh nghiệp. Ông biết tổ thẩm định đánh giá doanh nghiệp, chủ đầu tư không đủ năng lực góp vốn và phương án trả nợ đều không khả thi. Tuy nhiên, ông Sáng vẫn ký đề xuất cho Công ty Bình Hà vay và thay đổi điều kiện cấp tín dụng lần thứ nhất cho doanh nghiệp này. Hành vi của ông Sáng khiến BIDV mất vốn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41
Công an thành phố Hà Nội thông tin về thủ đoạn lừa đảo của TikToker "Mr Pips" Phó Đức Nam
Tin nóng 10/12/2024 22:23