Xăng giảm 25% trong hơn 1 tháng, giá cả tiêu dùng vẫn "cố thủ"

Giá xăng đã tiếp tục giảm lần thứ 5 liên tiếp từ chiều nay 11/8, với tổng mức giảm hơn 8.000 đồng/lít, tương đương 25% so với hơn 1 tháng trước đó.
Giảm 5 lần liên tiếp, giá xăng về mức hơn 23.000 đồng/lít Điều hành giá xăng dầu: Hãy gần doanh nghiệp, người dân hơn để lắng nghe và giải quyết Tác động của việc tăng giá xăng dầu và dự báo những tháng cuối năm 2022
Chú thích ảnh
Người dân mua thực phẩm tại chợ Nam Trung Yên, đêm 2/8. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Dẫu vậy, giá cả hàng hóa được mua bán tại các chợ vẫn giữ giá, thậm chí nhiều mặt hàng có mức tăng nhẹ.

Khảo sát nhanh trong chiều 11/8 tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội như chợ Mơ, chợ 8/3, chợ Hôm…, giá cả các mặt hàng rau củ, thịt cá vẫn được bán ở mức cao so với thời điểm đầu tháng 7; nhiều mặt hàng tăng giá nhẹ từ 10.000-20.000 đồng.

Cụ thể, giá thịt bò được bán ở mức 240.000-250.000 đồng/kg tùy loại, tăng 20.000 đồng/kg; thịt gà ta làm sẵn giá 180.000 đồng/kg, tăng nhẹ 10.000 đồng/kg; thịt lợn vẫn ở mức cao 130-140.000 đồng/kg, tăng 15.000-20.000 đồng/kg. Các mặt hàng thủy hải sản như tôm giá từ 280.000-380.000 đồng/kg, cá trắm từ 80.000-120.000 đồng/kg, không thay đổi so với đầu tháng 7.

Các mặt hàng rau củ quả được bán tại chợ cũng vẫn ở mức cao: rau cải giá 20.000 đồng/kg, tăng nhẹ 2.000 đồng/kg; rau muống 10.000 – 12.000 đồng/kg; hành lá 50.000 đồng/kg, tăng nhẹ 5.000 đồng/kg; bắp cải 15.000 – 17.000 đồng/kg; khoai tây 25.000 đồng/kg; su su giá 25.000 đồng/kg…

Chia sẻ về nguyên nhân của việc giá xăng đã giảm liên tiếp, nhưng giá các loại thực phẩm vẫn ở mức cao, anh Nguyễn Văn Hậu, chủ tiệm rau củ quả chợ Mơ cho biết, giá xăng không tác động tới giá các mặt hàng rau củ quả, nếu có cũng là rất ít. Giá các mặt hàng này chịu nhiều yếu tố như thời tiết, mùa vụ… Thời gian này, mưa bão nên nguồn cung rau xanh hạn chế hơn, thêm vào đó, xăng giảm nhưng chi phí vận chuyển cũng không giảm. Do vậy, giá bán ra vẫn được các đầu phân phối giữ nguyên khi về các chợ, nhiều loại có tăng nhẹ.

Cùng quan điểm trên, bà Trần Thị Lan, tiểu thương bán thịt bò tại chợ 8/3 cho hay, thời điểm này ngoài việc mưa bão ra thì cũng có nguyên nhân từ nhiều nhà làm Rằm tháng Bảy, lượng tiêu thụ tăng cao. Các sạp hàng hầu như những ngày qua đều đã tăng lượng hàng nhập về bán, nhưng vẫn không đủ nguồn cung. "Nhu cầu tăng cao thì giá vẫn giữ nguyên là điều dễ hiểu".

Bà Lê Thị Lý, chủ quán Bún ốc tại Bạch Mai cho hay:"Nhà nước đã có thông tin kiểm soát giá cả trên thị trường. Nhưng chúng tôi mua vào theo giá bán buôn vẫn ở mức cao. Khách hàng cũng hỏi nhiều về việc vì sao không giảm giá bán theo giá xăng, nhưng thú thật, 5-7 năm nay, cửa hàng không tăng giá bán, từ khi giá xăng dưới mức 20.000 đồng/lít. Nhiều mặt hàng đầu vào như thịt, rau, hành, gas, dầu ăn,… liên tục tăng giá cao từ Tết, khiến cửa hàng cũng phải gồng mình suốt thời gian qua. Nhà nước có chính sách kiểm soát, cung ứng hàng ra sao để giá giảm bớt theo giá xăng được thì tốt cho người dân".

Khi giá xăng tăng, giá hàng hóa tăng lên theo. Nhưng khi giá xăng giảm mạnh, giá cả hàng hóa lại chậm trễ giảm theo với nhiều lý do. Chuyên gia và đại diện các bộ, ngành cho rằng, có nhiều yếu tố tác động đan xen như tác động của giá nguyên vật liệu đầu vào, mức độ tồn kho, năng lực sản xuất, nhu cầu biến động mang tính mùa vụ. Cùng với đó, một số mặt hàng có giá nguyên liệu đầu vào tăng trong một thời gian dài nên chưa thể giảm giá ngay hoặc cần độ trễ sau khi giá xăng dầu giảm.

Không chỉ với hàng hóa tiêu dùng mà ngày với vận tải – lĩnh vực hưởng lợi nhiều khi giá xăng liên tiếp giảm mạnh, giá cước vẫn không giảm.

Đại diện doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội cho rằng, mức giá vé hiện nay đang niêm yết được áp dụng từ đầu năm 2022. Từ đó đến nay, trải qua nhiều lần biến động lớn về giá của xăng, dầu; trong đó có nhiều đợt tăng phi mã hồi đầu năm nhưng doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức giá vé. Bởi vậy, hiện nay, dù giá xăng dầu đã giảm hơn 20% so với thời điểm hơn một tháng trước nhưng các nhà xe vẫn giữ nguyên giá vé là phù hợp.

Cũng theo ông Bùi Danh Liên, đại diện Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, các thủ tục điều chỉnh giá vé phức tạp, thời gian kéo dài khiến cho thời gian qua, doanh nghiệp chưa thể cân đối, tính toán thực hiện điều chỉnh giá.

Như với doanh nghiệp vận tải taxi, muốn điều chỉnh giá cước phải thực hiện theo lộ trình. Mỗi lần điều chỉnh giá cước trung bình cần từ nửa tháng đến cả tháng mới có thể triển khai, do phải trải qua các công đoạn, như đề xuất mức giá cước mới, chờ thủ tục đồng ý từ 5-7 ngày, sau đó, liên hệ với các cơ quan đăng kiểm để tổ chức kiểm định đồng hồ tính tiền. Chưa kể chi phí cho việc kiểm định này không nhỏ, với mức phí 100.000 đồng/đồng hồ.

"Doanh nghiệp điều chỉnh giá tại thời điểm này, nhưng đến một tháng sau, khi các công đoạn xong, nếu giá xăng bật tăng mạnh trở lại sẽ là rất khó để quay đầu giảm lại", ông Liên nói. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp vận tải cũng nên có các giải pháp, cân đối điều chỉnh giá cước phù hợp theo thị trường, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Để giải quyết vấn đề này, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, có thể đẩy mạnh cải cách hành chính ở lĩnh vực vận tải, bởi doanh nghiệp muốn tăng giảm giá nhanh phải phụ thuộc vào thủ tục. Do vậy, cải tiến các thủ tục kê khai giá, dán tem nhanh, vừa đáp ứng mong mỏi người tiêu dùng, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là người dân sẽ phải chờ "độ trễ" bao lâu để giá tiêu dùng cũng như cước vận tải giảm theo giá xăng.

Để tránh việc lợi dụng xu hướng tăng giá xăng dầu từ đầu năm hoặc cố tình kết cấu thêm những khoản chi phí ngoài giá để tăng giá bất hợp lý, mới đây, Thủ tướng Chính phủ có công điện chỉ đạo các bộ, ngành địa phương kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh trong các kỳ điều hành vừa qua.

Theo đó, tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistics, để đánh giá việc điều chỉnh giá và phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá xăng dầu, có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Thủ tướng cũng yêu cầu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý...

Hi vọng rằng, với việc giá xăng tiếp tục giảm cùng với các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ từ cơ quan chức năng, bình ổn thị trường, giá cả các mặt hàng sẽ hạ nhiệt thời gian tới, giảm áp lực chi phí sinh hoạt cho người dân.

Theo Đức Dũng (TTXVN)

https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-cuba-tiep-nhan-qua-tang-cua-quoc-hoi-viet-nam/810655.vnp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa ba môn thi của kỳ thi này.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, trong những năm qua, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động luôn được Ban lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) chú trọng quan tâm.
Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 2/5, từ 15h, giá xăng được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 8 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Hà Nội: Tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ

Hà Nội: Tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ

(LĐTĐ) Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu thảo luận, làm rõ thêm những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại, những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 của Thành ủy; đặc biệt là đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những giải pháp khắc phục hạn chế và những vấn đề cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác cán bộ.

Tin khác

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 tăng 9% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,3%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 49,3%.
Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư, liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã trở thành đòn bẩy giúp sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Xem thêm
Phiên bản di động