WHO cập nhật kịch bản đại dịch Covid-19 năm 2022
“Biến thể tàng hình” của Omicron đang trên đà trở thành chủng trội toàn cầu WHO thảo luận tiêu chí tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu dịch Covid-19 |
![]() |
Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters) |
Trong cuộc họp báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30/3, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo, WHO cùng ngày sẽ công bố bản cập nhật Kế hoạch Chuẩn bị, Sẵn sàng và Ứng phó Covid-19.
"Đây là bản kế hoạch chiến lược ứng phó Covid-19 thứ ba của chúng tôi, nó có thể và nên là bản cuối cùng", ông Ghebreyesus nói.
Kế hoạch Chuẩn bị, Sẵn sàng và Ứng phó Covid-19 (cập nhật) nêu ra các điều chỉnh mang tính chiến lược mà mọi quốc gia nên thực hiện để giải quyết các tác nhân khiến virus SARS-CoV-2 lây lan, làm giảm tác động của Covid-19 và chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Kế hoạch này nêu ra 3 kịch bản dịch bệnh có thể diễn biến trong năm nay. Ông Ghebreyesus cho biết: "Dựa trên những gì mà chúng tôi biết hiện nay, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus (SARS-CoV-2) tiếp tục tiến hóa, nhưng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh sẽ giảm theo thời gian, khi khả năng miễn dịch tăng lên nhờ vaccine và lây nhiễm".
Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng thận trọng cho rằng, các đợt bùng phát số ca nhiễm và tử vong sẽ xảy ra theo giai đoạn, khi miễn dịch suy giảm. Điều này có thể đòi hỏi triển khai tiêm liều bổ sung cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Trong 2 kịch bản còn lại, kịch bản tốt nhất là các biến thể ít nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện, các liều vaccine tăng cường hoặc công thức vaccine mới sẽ không cần thiết. Ngược lại, trong kịch bản xấu nhất, biến thể có khả năng lây lan và nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện.
Khi đối mặt với mối đe dọa mới, có thể khả năng chống lại bệnh nặng và tử vong của người dân cũng như khả năng chống lây nhiễm của vaccine sẽ giảm nhanh chóng.
Việc giải quyết tình trạng này sẽ đòi hỏi thay đổi đáng kể các loại vaccine hiện nay và bảo đảm vaccine đến với những người có nguy cơ chuyển bệnh nặng cao nhất.
Cũng tại cuộc họp báo nêu trên, người đứng đầu WHO đặt ra câu hỏi: "Vậy làm thế nào để chúng ta tiến lên và chấm dứt giai đoạn dữ dội của đại dịch trong năm nay?".
Theo ông Ghebreyesus, các quốc gia cần đầu tư vào 5 lĩnh vực chính. Thứ nhất, công tác giám sát, phòng thí nghiệm và sự hiểu biết về sức khỏe cộng đồng. Thứ hai, tiêm chủng, các biện pháp xã hội và y tế cộng đồng, sự tham gia của các cộng đồng. Thứ ba, chăm sóc lâm sàng và hệ thống y tế có khả năng phục hồi nhanh. Thứ tư, nghiên cứu và phát triển, tiếp cận công bằng với các công cụ và nguồn cung. Thứ năm, phối hợp khi công tác ứng phó chuyển từ chế độ khẩn cấp sang quản lý bệnh hô hấp trong thời gian dài.
Tổng Giám đốc WHO khẳng định, thế giới có tất cả các công cụ cần thiết để kiểm soát Covid-19. Thế giới có thể ngăn chặn virus lây lan thông qua đeo khẩu trang, giãn cách, vệ sinh tay và bảo đảm thông thoáng khí. Nhiều người cũng có thể được cứu sống bằng cách mọi người đều được tiếp cận xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng. Phân bổ vaccine công bằng vẫn là công cụ mạnh mẽ nhất mà thế giới sở hữu để cứu người.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh, tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho ít nhất 70% dân số của mỗi quốc gia vẫn là điều kiện thiết yếu để chấm dứt đại dịch này, trong đó đối tượng ưu tiên là nhân viên y tế, người cao tuổi và các nhóm dân số có rủi ro cao khác.
Theo Hoàng Hà/nhandan.vn
https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/who-cap-nhat-kich-ban-dai-dich-covid-19-nam-2022-691370/
Bài viết cùng chủ đề
Phòng chống dịch Covid 19Nên xem

Viện trưởng Lê Minh Trí: Xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng nhưng vẫn bảo vệ người dám nghĩ, dám làm

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Khoảng 40% dân số huyện Mê Linh sẽ được khám sức khỏe miễn phí

Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng hệ thống Khách sạn Mường Thanh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Công đoàn thị trấn Vân Đình: Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

Công đoàn trường Tiểu học Trần Nhật Duật ủng hộ 43 bộ áo dài đến nữ công nhân lao động
Tin khác

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi
Quốc tế 02/03/2023 20:37

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ
Quốc tế 17/02/2023 20:02

Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất
Quốc tế 15/02/2023 18:20

Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Quốc tế 10/02/2023 10:45

Hơn 1.200 ca tử vong trong đợt bùng dịch tả nghiêm trọng nhất ở Malawi
Quốc tế 10/02/2023 10:21

Sẵn sàng bảo hộ công dân Viêt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Quốc tế 09/02/2023 18:32

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Số nạn nhân thiệt mạng đã hơn 12.000 người
Quốc tế 09/02/2023 09:55

Số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt quá 7.800 người
Quốc tế 08/02/2023 09:28

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: LHQ triển khai hỗ trợ khẩn cấp
Quốc tế 07/02/2023 12:00

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Thảo luận cởi mở, thực chất nhiều vấn đề quốc tế và khu vực
Quốc tế 04/02/2023 18:17