Vụ MH17: Vì sao cuộc điều tra bất khả thi?
Một năm vụ MH17: Thời gian không thể hàn gắn nỗi đau | |
Vụ MH17: EU từng yêu cầu Ukraina đóng không phận | |
Lễ viếng các nạn nhân trong vụ MH17 | |
Nước mắt ngày về |
Các nhà điều tra độc lập biết rõ trong thời gian đó, lữ đoàn chiến xa Koursk có mặt trong vùng Donbass mà thiết giáp Nga đi đâu cũng có tên lửa Buk yểm trợ để không bị làm mồi cho không quân đối phương.
Một mảnh vỡ của chuyên cơ dân dụng MH17, hãng Malaysia Airlines, bị bắn nổ tung trên không phận Ukraine, ngày 17/07/2014. Ảnh REUTERS/Maxim Zmeyev |
Các nhà điều tra cũng biết không quân Ukraine cũng thường lợi dụng hiện diện của máy bay dân sự bay ngang để thi hành phi vụ tránh "ra-đa" phòng không.
Chính quyền Nga và báo chí theo nhà nước cũng nhập trận đưa ra hành loạt "chứng cớ" cáo buộc Ukraine. Thế nhưng những "chứng cớ" này như hình ảnh chiến đấu cơ SU-25 của Ukraine bắn tên lửa là ảnh lắp ghép "thô thiển" theo nhận định của Le Monde.
Rồi "nhân chứng thứ hai, một nhân viên kiểm soát không lưu người Tây Ban Nha "phục vụ tại Kiev do truyền hình Nga kể tên chỉ là một nhân vật không có thật. Ngay phát ngôn viên của Ủy ban điều tra Nga là Vladimir Markin cũng nói dối.
Theo Le Monde, cánh tay pháp lý của Putin, khẳng định trên đài truyền hình là một "chuyên viên cơ khí của không quân Ukraine" xác nhận một chiến đấu cơ SU-25 của Ukraine cất cánh vào buổi trưa ngày 14/07/2014 và nhân chứng này đang tỵ nạn tại Nga.
Thế nhưng, vẫn theo Le Monde, khi Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders sang Matx cơva gặp đồng sự Serguei Lavrov để "bàn về thảm nạn MH17 và truy tầm thủ phạm thì cuộc trao đổi này gặp nhiều khó khăn, bất đồng trên nhiều điểm" theo như lời tuyên bố của chính Ngoại trưởng Hà Lan sau khi gặp Ngoại trưởng Nga.
Còn truyền thông Nga hoàn toàn im lặng về chuyến đi của Ngoại trưởng Hà Lan. Chính phủ Hà Lan cho biết sẽ cương quyết truy tìm thủ phạm bằng mọi giá. Dự án thành lập tòa án xét xử thủ phạm được đệ trình Liên Hiệp Quốc nhưng Tổng thống Nga chống lại với lập luận "sáng kiến này không đúng lúc và không hiệu quả".
Tại sao Nga ngụy tạo chứng cớ và tìm mọi cách ngăn chận nỗ lực truy tìm sự thật? Trước chướng ngại ngăn chặn Liên Hiệp Quốc thành lập tòa án, ba nước Hà Lan, Ukraine và Malaysia có thể sẽ phối hợp tổ chức.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Quốc tế 06/11/2024 14:14
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri
Quốc tế 06/11/2024 12:02
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm
Quốc tế 06/11/2024 11:20
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?
Quốc tế 06/11/2024 10:01
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas
Quốc tế 06/11/2024 09:59
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu
Quốc tế 06/11/2024 08:41
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Quốc tế 05/11/2024 19:30
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024
Quốc tế 22/10/2024 22:28
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41