Vụ chiếm đoạt 338 tỷ đồng tại ngân hàng MSB: Sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản Bộ Công an: Chủ tịch Ngân hàng Sacombank không bị cấm xuất cảnh |
Không có lỗ hổng trong hoạt động hệ thống ngân hàng
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, thời gian qua đúng là có sự việc tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất. Có những vi phạm có thể do cá nhân, tập thể hoặc ngân hàng.
“Tuy nhiên nói lỗ hổng có tính chất hệ thống toàn ngân hàng thì tôi khẳng định là không mà thực tế chỉ diễn ra ở một số ngân hàng, tổ chức, đơn vị hoặc các phòng giao dịch. Các vi phạm có thể do cơ chế, cách thức quản lý của các đơn vị đó… Cũng có thể vi phạm do cá nhân, nhân viên ngân hàng, do sự chủ quan, thậm chí là cá nhân thông đồng với nhân viên ngân hàng để có tiêu cực, không chỉ lừa nhau mà còn lừa cả ngân hàng”, ông Đào Minh Tú nói.
Phó Thống đốc cho hay, qua mỗi vụ việc Ngân hàng Nhà nước đều rút kinh nghiệm chung tất cả các ngân hàng và có chỉ đạo để khắc phục kịp thời.
Liên quan đến góc độ quy chế, quy định, Ngân hàng Nhà nước luôn rà soát một cách thường xuyên. Từ lâu, tất cả các quy định liên quan đến mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền cũng như gửi tiết kiệm của người dân, doanh nghiệp đã được hệ thống các văn bản quy phạm đầy đủ. Trong đó đã xác định quy định trách nhiệm rõ ràng của các ngân hàng thương mại trong cung ứng các dịch vụ liên quan đến mở tài khoản, tiền gửi tiết kiệm.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú thông tin tại buổi họp báo. |
Bên cạnh đó, cũng đã có quy định đối với trách nhiệm của người gửi tiền, khách hàng để đảm bảo an toàn. Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 23, hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; sau đó các văn bản quy phạm cũng được thường xuyên cập nhật bổ sung để phù hợp từng điều kiện. Nhất là trong trường hợp hiện nay, khi sử dụng công nghệ, giao dịch trực tuyến để mở tài khoản, chuyển tiền, gửi tiết kiệm…
“Tuy nhiên, việc triển khai các quy định đó của các ngân hàng thương mại được thể hiện qua các quy định nội bộ, hoặc quy định riêng trong hoạt động quản trị của từng ngân hàng. Việc đó là trách nhiệm của các ngân hàng. Cho nên xảy ra vụ việc tại ngân hàng MSB phải xem xét trách nhiệm của ngân hàng xem đã thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước hay chưa”, ông Đào Minh Tú cho hay.
Liên quan đến vụ việc cụ thể tại Ngân hàng MSB Chi nhánh Thanh Xuân, ông Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đã nhận được báo cáo của Ngân hàng MSB. Vụ việc này là do chính ngân hàng phát hiện ra trên cơ sở kiểm soát hoạt động rủi ro của mình và chuyển sang cơ quan Công an điều tra.
Cơ quan Công an cũng đang khẩn trương điều tra để xem xét trách nhiệm thuộc về ai, của Ngân hàng MSB hay của cá nhân bà Bùi Thị Hoài Anh hoặc của các cá nhân khác liên quan.
“Để xác định đúng sai, trách nhiệm ở đâu thì phải đợi kết luận điều qua của cơ quan Công an. Tuy nhiên, có nguyên tắc là những quyền lợi chính đáng của khách hàng sẽ luôn được bảo vệ. Nếu như ngân hàng và cá nhân bà Bùi Thị Hoài Anh có những sai phạm thì phải có trách nhiệm với khoản tiền của khách hàng, nếu như khách hàng đã thực hiện đúng các quy định trong giao dịch”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Qua đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng bày tỏ mong muốn, ngoài những quy định cụ thể mỗi bên thực hiện tốt, khách hàng cần quan tâm đến quyền lợi của chính mình, kiểm soát số dư tiền gửi trong tài khoản để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khi giao dịch, sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng.
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Tránh trạng thái “găm giữ” đồng ngoại tệ
Cũng tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông tin các dự báo về kịch bản tỷ giá thời gian tới, định hướng điều hành để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo đó, tỷ giá năm 2023 đã có nhiều sôi động, điều hành tỷ giá năm 2023 đôi lúc có khó khăn do tác động của các chính sách kinh tế thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Trong quý I/2024, tỷ giá càng nóng thêm. Đây là một trong những vấn đề Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần được quan tâm điều hành một cách tập trung.
Đưa ra một số lý do chính của tỷ giá tăng cao, ông Đào Minh Tú cho rằng là do FED chưa đưa ra thời điểm cụ thể có thể nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến giá trị đồng đô la những ngày qua tăng cao. Tăng giá đồng đô la tác động đến giảm giá của các nước khác trong khu vực và trên thế giới; cho nên có tác động đến đồng tiền Việt Nam trong quan hệ tỷ giá với đồng đô la.
Nguyên nhân nữa là do chính sách hạ lãi suất của các ngân hàng tại Việt Nam, tạo ra sự bất cập trong sự chênh lệch giữa đồng đô la và đồng Việt Nam trong thị trường liên ngân hàng, tạo áp lực cho tỷ giá nóng hơn. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu tích cực nên nhu cầu ngoại tệ dành cho nhập khẩu tăng lên giai đoạn trước đây.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, với công tác điều hành hiện nay thì tỷ giá vẫn đảm bảo được duy trì ổn định, thị trường ngoại tệ thông thoáng, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho các doanh nghiệp và các nhu cầu xuất nhập khẩu.
Theo ông Đào Minh Tú, tỷ lệ mất giá của đồng Việt Nam với đồng đô la vẫn còn thấp hơn so với các nước (năm 2023 mất giá khoảng 2,9%). Đến nay, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la khoảng 2,6%. So với các nước khác như nhân dân tệ 1,4%; đồng bạc Thái 5,93%… Có thể nói, các nền kinh tế lớn cũng bị ảnh hưởng từ chính sách đồng đô la của Mỹ.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tỷ giá là một trong những điều hành quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô. Vì không chỉ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền Việt Nam, mà còn còn ảnh hưởng đến nhiều chính sách kinh tế khác của nước ta. Cho nên, Ngân hàng Nhà nước luôn coi điều hành tỷ giá là nhiệm vụ quan trọng và tập trung.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành theo cơ chế hết sức linh hoạt, để đảm bảo trong điều hành tỷ giá lên xuống phù hợp với xu thế chung và đảm bảo trạng thái ổn định, đảm bảo cân đối ngoại tệ.
Ngoài các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nói chung, ông Đào Minh Tú mong muốn truyền thông tạo niềm tin trong thị trường, tránh trạng thái “găm giữ” đồng ngoại tệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16
Tỷ giá USD hôm nay (31/10): Đồng USD đồng loạt giảm
Thị trường 31/10/2024 07:55